Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đại dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, việc làm của người dân và người lao động, đặc biệt đối với những người bị giãn, hoãn, ngừng việc, bị mất việc, mất thu nhập, không bảo đảm được đời sống, có nguy cơ bị thiếu đói.
Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ tại Công văn số 5644/VPCPKTTH ngày 16/8/2021 của Văn phòng Chính phủ về việc hỗ trợ gạo cho các địa phương thực hiện giãn cách xã hội, 24 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện giãn cách xã hội đã rà soát, tổng hợp và đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ tổng số 216.618,900 tấn gạo cứu đói cho 8.678.378 khẩu có nguy cơ bị thiếu đói do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 năm 2021.
Thực hiện yêu cầu “không để ai bị thiếu ăn” tại Công điện số 1068/CĐTTg ngày 5/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại Công văn số 5644/VPCP-KTTH nêu trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ tổng số 130.175 tấn gạo để cứu đói cho 8.678.378 khẩu, trong thời gian 1 tháng (mức hỗ trợ 15kg gạo/khẩu) thuộc 24 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 năm 2021.
Danh sách các địa phương cần hỗ trợ theo Tờ trình của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, với mức hỗ trợ cho mỗi nhân khẩu là 15kg gạo trong thời gian 1 tháng.
1. Đắk Lắk đề xuất hỗ trợ 534,3 tấn gạo cho 35.626 khẩu;
2. Đắk Nông đề xuất hỗ trợ 577,1 tấn gạo cho 38.474 khẩu;
3. Đồng Tháp đề xuất hỗ trợ 5.883,4 tấn gạo cho 392.231 khẩu;
4. Tây Ninh đề xuất hỗ trợ 336,2 tấn gạo cho 22.417 khẩu;
5. Cà Mau đề xuất hỗ trợ 2.862,3 tấn gạo cho 190.822 khẩu;
6. Vĩnh Long đề xuất hỗ trợ 2.103,1 tấn gạo cho 140.213 khẩu;
7. Long An đề xuất hỗ trợ 807 tấn gạo cho 53.800 khẩu;
8. Kiên Giang đề xuất hỗ trợ 2.278,1 tấn gạo cho 151.878 khẩu;
9. Trà Vinh đề xuất hỗ trợ 1.738,9 tấn gạo cho 115.930 khẩu.
10. Khánh Hòa đề xuất hỗ trợ 2.000 tấn gạo cho 133.334 khẩu;
11. Bình Dương đề xuất hỗ trợ 11.325 tấn gạo cho 755.000 khẩu;
12. Bến Tre đề xuất hỗ trợ 2.408,2 tấn gạo cho 160.551 khẩu;
13. Bình Định đề xuất hỗ trợ 1.000,5 tấn gạo cho 66.700 khẩu;
14. An Giang đề xuất hỗ trợ 3.362,2 tấn gạo cho 224.152 khẩu;
15. Nghệ An đề xuất hỗ trợ 341,1 tấn gạo cho 22.740 khẩu.
16. Tiền Giang đề xuất hỗ trợ 3.006,2 tấn gạo cho 200.415 khẩu;
17. Đồng Nai đề xuất hỗ trợ 3.128,5 tấn gạo cho 208.567 khẩu;
18. Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất hỗ trợ 2.283,4 tấn gạo cho 152.233 khẩu;
19. Phú Yên đề xuất hỗ trợ 1.852,6 tấn gạo cho 123.511 khẩu;
20. Đà Nẵng đề xuất hỗ trợ 1.630,6 tấn gạo cho 108.709 khẩu;
21. Thành phố Cần Thơ đề xuất hỗ trợ 5.015,4 tấn gạo cho 334.366 khẩu;
22. Bình Thuận đề xuất hỗ trợ 4.018,4 tấn gạo cho 267.899 khẩu;
23. Ninh Thuận đề xuất hỗ trợ 577,2 tấn gạo cho 38.480 khẩu;
24. Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất hỗ trợ 71.104,9 tấn gạo cho 4.740.330 khẩu.
Theo đó, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu trên chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo và thực hiện hỗ trợ gạo nhanh, kịp thời, đúng đối tượng, đúng định mức theo quy định và phù hợp công tác phòng, chống dịch tại địa phương.
Sau khi thực hiện hỗ trợ 1 tháng mà vẫn còn khó khăn, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét tiếp tục hỗ trợ.
HỒNG HẠNH
Phó trưởng Cục Thuế Bình Định đi đánh golf theo giấy mời khảo sát du lịch?