Ảnh minh họa.
Cụ thể, theo dự thảo Thông tư, phương thức kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường phân loại như sau:
Kiểm tra theo kế hoạch hằng năm được người có thẩm quyền phê duyệt. Việc kiểm tra theo kế hoạch này không cần báo trước cho chủ sở hữu hàng hóa.
Kiểm tra đột xuất về chất lượng hàng hóa trên thị trường. Căn cứ để quyết định kiểm tra đột xuất về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường:
- Theo yêu cầu quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Khiếu nại, tố cáo về chất lượng hàng hóa;
- Thông tin, cảnh báo của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài về hàng hóa không bảo đảm chất lượng có nguy cơ đe dọa an toàn của người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường;
- Kết quả khảo sát chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường phát hiện hàng hóa có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng.
Bên cạnh đó, dự thảo Thông tư cũng nêu rõ nội dung kiểm tra chất lượng hàng hóa. Cụ thể, một trong những nội dung kiểm tra chất lượng hàng hóa là thông tin về hàng hóa gồm: Kiểm tra nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật về nhãn hàng hóa; Kiểm tra tiêu chuẩn công bố áp dụng, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy thể hiện trên hàng hóa; Kiểm tra mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá theo quy định pháp luật; Các thông tin khác liên quan đến chất lượng thể hiện trên hàng hoá.
Về chất lượng, kiểm tra điều kiện bảo quản hàng hóa theo tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc trên nhãn hàng hóa; Kiểm tra sự phù hợp của hàng hóa so với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, tài liệu kèm theo; Kiểm tra các nội dung khác liên quan đến chất lượng hàng hoá.
Trong trường hợp cần lấy mẫu hàng hóa, đoàn kiểm tra lấy mẫu theo quy định.
Đối với hàng hoá kinh doanh trên các trang thương mại điện tử, ngoài kiểm tra theo quy định, người có thẩm quyền kiểm tra tiến hành kiểm tra so sánh tính thống nhất của các thông tin trên các trang mạng bán hàng với thực tế của hàng hoá được kiểm tra.
TRẦN QUÝ
Những trường hợp doanh nghiệp bắt buộc phải mua lại trái phiếu trước hạn