Ảnh minh họa.
Cụ thể, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý để triển khai Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 gồm:
- Lập đề nghị chương trình xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí, trong đó bổ sung chính sách thúc đẩy chuyển đổi số báo chí.
- Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm thúc đẩy, hỗ trợ quá trình chuyển đổi số báo chí.
- Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về quảng cáo, trong đó có quy định của pháp luật về quảng cáo trên báo chí điện tử.
- Nghiên cứu các cơ chế chính sách thúc đẩy báo chí đối ngoại, tăng cường hợp tác với báo chí nước ngoài và tổ chức phân phối nội dung trên các nền tảng mạng xã hội.
- Xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành Bộ chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành Chuyển đổi số báo chí.
- Xây dựng và trình Lãnh đạo Bộ ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả Thông tin đối ngoại trên môi trường điện tử.
Bên cạnh đó, đối với việc phát triển các nền tảng số, sản phẩm báo chí số, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp như: Nghiên cứu đề xuất nền tảng dùng chung, hợp tác và chia sẻ chi phí cho các cơ quan báo chí về nguồn lực công nghệ bao gồm các nền tảng hạ tầng, nền tảng tòa soạn hội tụ, dịch vụ an ninh bảo mật phục vụ chuyển đổi số báo chí; thúc đẩy hình thành và phát triển nền tảng phát thanh số (trực tuyến); thúc đẩy hình thành và phát triển nền tảng báo chí điện tử; đề xuất triển khai thử nghiệm nền tảng công nghệ số để giám sát, báo cáo vi phạm bản quyền báo chí trên môi trường số (nhằm bảo vệ quyền lợi của các cơ quan báo chí chuyển đổi số); ra mắt Trung tâm Hỗ trợ Chuyển đổi số Báo chí; đo lường, đánh giá mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí;...
DUY ANH
Lắp đặt, sử dụng các thiết bị phát tín hiệu ưu tiên trái quy định bị xử phạt như thế nào?