Ảnh minh họa.
Cụ thể, đề xuất sửa đổi tiêu chuẩn công chứng viên như sau:
Thứ nhất, đề xuất bỏ điều kiện bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng. Lý do là công chứng viên sẽ tự bảo đảm sức khỏe khi hành nghề.
Để thực hiện thì cần bãi bỏ khoản 5 Điều 8 Luật Công chứng 2014 (tương ứng với điều kiện (5) được liệt kê ở trên) với lộ trình thực hiện là năm 2024-2025.
Thứ hai, sửa điều kiện về thời gian công tác pháp luật theo hướng "Giảm thời gian công tác pháp luật từ 5 năm trở lên tại cơ quan, tổ chức sau khi có bằng cử nhân luật xuống còn 3 năm".
Lý do nhằm tạo điều kiện cho người hành nghề công chứng.
Để thực thi, cần sửa khoản 2 Điều 8 Luật Công chứng 2014 (lộ trình thực hiện là năm 2024-2025)
Như vậy, nếu đề xuất sửa Luật được thông qua thì tiêu chuẩn công chứng viên như sau: Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
- Có bằng cử nhân luật;
- Có thời gian công tác pháp luật 03 năm tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 Luật Công chứng 2014 hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Công chứng 2014;
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.
Hiện nay, theo Luật Công chứng 2014, công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
- Có bằng cử nhân luật;
- Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 Luật Công chứng 2014 hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Công chứng 2014;
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
- Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
DUY ANH
Hướng dẫn phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước năm 2024