(LSO) -Bộ GTVT vừa kiến nghị Thủ tướng cho phép tăng phí BOT theo hợp đồng dự án vào thời điểm phù hợp để hỗ trợ các dự án BOT gặp khó khăn do hụt doanh thu, tuy nhiên lại vấp phải phản ứng từ phía các doanh nghiệp vận tải.
Ngoài việc lo khoản tiền hỗ trợ, Bộ GTVT còn phảiđàm phán với nhà đầu tư BOT và ngân hàng cho các dự án vay vốn vì lùi thời hạntăng phí. Vì sao có tình trạng này?
Doanhthu dự án BOT thấp hơn dự báo
Đến nay, Bộ GTVT đang quản lý 61 dự án BOT, trong đócó 1 dự án đang xây dựng và 60 dự án khác đang được khai thác.
Tuy nhiên, đến hết năm 2019 có 45 dự án doanh thu thựctế thấp hơn so với dự báo trong phương án tài chính của hợp đồng BOT (trong đó,2 dự án doanh thu chỉ đạt 13 - 15% và 3 dự án chưa được thu phí hoặc đang tạm dừngthu phí).
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, trong số 57 dự ánBOT kể trên, trong năm 2018 có 27 dự án doanh thu tăng và 26 dự án doanh thu giảmso với hợp đồng.
Được biết, nguyên nhân chủ yếu khiến các dự án BOTgiảm doanh thu được nêu ra bao gồm: giảm giá vé cho các xe ở lân cận trạm thuphí, giảm giá vé theo chỉ đạo của Chính phủ tại nghị quyết số 35 ban hành năm2016, sự gia tăng các xe sử dụng vé tháng/quý/năm, lưu lượng xe qua trạm thuphí ở một số tuyến thấp hơn so với dự báo.
Bộ GTVT đề xuất phương án cho mức phí BOT
Theo đó, các dự án BOT chưa được tăng phí theo lộtrình trong hợp đồng BOT theo chỉ đạo của Chính phủ để ổn định kinh tế vĩ môcũng được Bộ GTVT đánh giá là nguyên nhân đặc biệt.
Theo Bộ GTVT, hiện nay mức thu phí dưới mức tối đatheo quy định pháp luật, các DN BOT đã đề nghị Bộ GTVT chấp thuận tăng phí theolộ trình trong hợp đồng BOT đã ký.
Với lý do để tránh xảy ra các hệ lụy xấu, hỗ trợ DNBOT vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thực hiện cam kết của nhànước với nhà đầu tư theo hợp đồng đã ký, Bộ GTVT đề xuất 2 phương án mức phíBOT.
Phương án 1, cho phép tăng phí theo hợp đồng dự án,giao Bộ GTVT lựa chọn thời điểm phù hợp để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến chi phívận tải, đồng thời chỉ đạo các địa phương bố trí lực lượng chức năng đảm bảo anninh trật tự tại trạm thu phí khi cần thiết.
Phương án 2, giữ nguyên mức phí như hiện tại, chỉtăng phí theo lộ trình đã ký trong hợp đồng dự án từ năm 2022. Nhà nước bố tríkhoảng 5.080 tỉ đồng hỗ trợ các dự án do chưa được tăng giá theo hợp đồng BOTđã ký.
Bộ KH-ĐT tổng hợp, báo cáo Chính phủ bố trí kế hoạchvốn, Bộ GTVT đàm phán với nhà đầu tư và ngân hàng cung cấp tín dụng. Bộ GTVT kiếnnghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận phương án 1 tăng phí BOT, vì cho rằng có nhiềuưu điểm hơn và không phải bố trí ngân sách.
Camkết của Nhà nước chưa thành
Sở dĩ Bộ GTVT nhấn mạnh về nguyên nhân các dự án BOTchưa được tăng phí theo lộ trình trong hợp đồng BOT vì theo thông tư 159 của BộTài chính, lộ trình tăng phí của các dự án BOT là 3 năm/lần, mức tăng từ 12-18%tùy theo phương án tài chính.
Tuy nhiên, theo chỉ đạo của Chính phủ tại nghị quyết35, các dự án BOT chưa tăng phí và giãn thời gian thực hiện thu mức phí tối đa,do vậy, đến nay các dự án BOT chưa được tăng phí theo lộ trình đã ghi trong hợpđồng.
Theo ông Muôn Văn Chiến - Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng FCC, nhà đầu tư dự án BOT quốc lộ 1 đoạn tránh TP. Phủ Lý, Hà Nam, trạm thu phí Nam Cầu Giẽ của dự án được thu phí hoàn vốn từ 24/11/2016 nhưng doanh thu của dự án chỉ xấp xỉ 50%, rất khó khăn khi trả nợ, lãi ngân hàng.
Hằng tháng, nhà đầu tư phải dùng vốn tự có để bảo trì tuyến đường và vận hành thu phí. Tháng 02/2020, công ty kiến nghị Bộ GTVT cho tăng phí tại trạm thu phí Nam Cầu Giẽ theo đúng hợp đồng nhưng cũng chưa được chấp thuận.
Tương tự, dự án BOT cầu Thái Hà vượt sông Hồng thuộcquốc lộ 39 nối tỉnh Hà Nam với Thái Bình thu phí từ 3/2/2019 tới nay có doanhthu trung bình 76 triệu đồng/ngày đêm, đạt 15,91% phương án tài chính.
Phí thu thấp, nguyên nhân chính, theo nhà đầu tư cầuThái Hà, phần lớn xe tải, xe container chọn đi qua cầu Hưng Hà vượt sông Hồngcách cầu Thái Hà hơn 5km. Cầu Hưng Hà được đầu tư bằng vốn ODA nên không thuphí, thông xe từ ngày 26/1/2019.
Trong khi đó, nhà đầu tư tuyến đường Thái Nguyên -Chợ Mới lâm vào cảnh doanh thu không đủ trả nợ từ tháng 1/2018 đến nay và doanhthu không đủ trả lãi vay ngân hàng.
Lý do là hợp đồng của dự án BOT đường Thái Nguyên -Chợ Mới và nâng cấp, mở rộng quốc lộ 3 đoạn km75 đến km100 cho phép nhà đầu tưđược thu phí tại 2 trạm trên tuyến đường làm mới Thái Nguyên - Chợ Mới và 1 trạmtrên quốc lộ 3 được nâng cấp (2 tuyến song song với nhau) nhưng do phản ứng củangười dân, nhà đầu tư chỉ được thu phí tại trạm trên đường Thái Nguyên - Chợ Mới.
Nhà đầu tư từng đưa ra phương án Nhà nước mua lại dựán nhưng đến nay vẫn phải lay lắt.
Tiền đâu trả nợ ngân hàng! Bộ GTVT nhận định trong khi nhiều dự án đã hụt doanh thu thì dịch Covid-19 đã làm gia tăng khoảng cách giữa doanh thu thực tế với doanh thu dự báo trong phương án tài chính của hầu hết các hợp đồng BOT, ảnh hưởng rất lớn tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Việc này dẫn đến các doanh nghiệp BOT rất khó khăn và không có nguồn vốn để thực hiện công tác bảo trì cầu đường dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ cao phát sinh nợ xấu, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, an toàn hệ thống tín dụng. |
Bộ GTVT đề xuất bỏ “trần” phí cao tốc Theo dự thảo luật Giao thông đường bộ sửa đổi đang được Bộ GTVT lấy ý kiến, Bộ đề xuất nhà nước không quy định mức giá tối đa đối với các dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc để kinh doanh. Với đường cao tốc, mức phí được quy định trong hợp đồng dự án, theo nguyên tắc bảo đảm lợi ích giữa nhà đầu tư, DN dự án, người sử dụng, nhà nước và tạo điều kiện để nhà đầu tư thu hồi vốn và lợi nhuận. Trường hợp dự án có rủi ro, nhà nước cho phép được kéo dài thời gian thu, tăng mức thu và các hình thức chia sẻ rủi ro khác. |
Thời điểm không hợp tình Ông Đỗ Văn Bằng - Giám đốc chi nhánh Công ty TNHH Minh Thành Phát, bình luận: “Việc tăng phí theo lộ trình theo hợp đồng đã ký giữa Bộ GTVT và DN BOT đúng quy định, nhưng thời điểm tất cả DN đang thoi thóp do dịch bệnh, thì đề xuất tăng phí BOT rất phản cảm, không hợp tình. DN vận tải chỉ mong Bộ GTVT, các DN BOT chia sẻ thêm khó khăn, vì chúng tôi khôi phục lại được kinh doanh thì BOT mới có thu”. |
LÂM HOÀNG(t/h)