Ảnh minh hoạ.
Theo dự thảo, tất cả phụ nữ khi mang thai cần được xét nghiệm HIV. Thực hiện lồng ghép tư vấn xét nghiệm HIV và các biện pháp làm giảm lây nhiễm HIV từ mẹ sang con với chương trình can thiệp dự phòng lây nhiễm viêm gan B, giang mai từ mẹ sang con.
Xét nghiệm lần đầu cho tất cả phụ nữ mang thai trong lần khám thai đầu tiên. Trường hợp phụ nữ mang thai không được xét nghiệm HIV trong lần khám thai đầu tiên thì cần được xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt sau lần khám thai đầu tiên. Trường hợp phụ nữ mang thai không được xét nghiệm HIV trong quá trình mang thai thì cần được xét nghiệm HIV khi chuyển dạ, khi sinh con.
Xét nghiệm lần thứ hai ở thai kỳ 3 tháng cuối cho các phụ nữ mang thai có nguy cơ cao nhiễm HIV khi quan hệ tình dục không an toàn; dùng chung bơm kim tiêm; mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục; mắc lao; bị phơi nhiễm với HIV; có chồng, bạn tình nhiễm HIV; hoặc có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm HIV.
Trường hợp phụ nữ mang thai có kết quả xét nghiệm HIV có phản ứng hoặc nghi ngờ cần được làm xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV.
Phụ nữ đã được xác định nhiễm HIV trước khi mang thai không cần xét nghiệm lại HIV trong thời gian mang thai, khi chuyển dạ, hoặc khi sinh.
Điều trị phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, sinh con, cho con bú
Dự thảo nêu rõ, phụ nữ mang thai đã được khẳng định nhiễm HIV tại bất cứ thời điểm nào trước hoặc trong giai đoạn mang thai và sinh con cần được điều trị thuốc kháng vi rút HIV (thuốc ARV) càng sớm càng tốt và điều trị suốt đời.
Phụ nữ mang thai có kết quả xét nghiệm sàng lọc HIV có phản ứng hoặc nghi ngờ khi chuyển dạ cần được điều trị dự phòng ARV ngay. Ngừng điều trị ARV cho mẹ khi có kết quả khẳng định âm tính với HIV.
Con sinh ra từ mẹ nhiễm HIV hoặc mẹ có kết quả xét nghiệm sàng lọc HIV có phản ứng khi chuyển dạ, khi sinh cần được điều trị dự phòng bằng thuốc kháng HIV ngay sau khi sinh. Ngừng điều trị dự phòng cho con khi mẹ có kết quả khẳng định âm tính với HIV.
Chuyển gửi cặp mẹ con có mẹ được khẳng định nhiễm HIV sang cơ sở điều trị HIV/AIDS để theo dõi, điều trị ARV liên tục cho mẹ và tiếp tục điều trị dự phòng ARV chẩn đoán sớm tình trạng nhiễm HIV cho trẻ. Nếu trẻ được chẩn đoán khẳng định nhiễm HIV thực hiện theo dõi, chăm sóc, điều trị ARV suốt đời cho trẻ.
Thực hiện ghi chép, báo cáo việc chăm sóc, điều trị cho phụ nữ mang thai, khi sinh con và cho con bú theo đúng quy định quản lý thai sản.
LINH CHI
Hải Dương lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 trên diện rộng từ 24/02