Tư vấn về vấn đề trên, Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, theo quy định tại các Điều 23 và từ Điều 54 đến Điều 58 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 thì doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (“doanh nghiệp”) và người lao động có thể thỏa thuận về việc ký quỹ hoặc bảo lãnh, để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của người lao động.
"Luật này không có quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là đặt cọc nhưng cũng không có quy định cấm áp dụng biện pháp này. Do đó, các doanh nghiệp cầu người lao động phải đặt cọc là không trái quy định của pháp luật. Mức tiền đặt cọc và thời hạn hoàn trả tiền đặt cọc sẽ dựa trên sự thỏa thuận và thống nhất giữa các bên", Luật sư Hùng cho hay.
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 10 Điều 7 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 (có hiệu lực từ 01/1/2022) thì đã nghiêm cấm hành vi “Áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác ngoài ký quỹ và bảo lãnh quy định tại Luật này".
Do đó, theo Luật sư Hùng, từ ngày 10/1/2022 (khi Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 có hiệu lực), ngoài ký quỹ và bảo lãnh thì việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác (trong đó có đặt cọc) sẽ bị cấm.
Vì vậy, Luật sư Hùng cho biết, các doanh nghiệp sẽ không còn quyền yêu cầu người lao động phải thực hiện việc đặt cọc, để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của người lao động.
QUÝ MINH
Bị nợ lương nhưng không có hợp đồng lao động thì phải làm thế nào?