LSVNO – Thế giới đã có 113.921 người đã nhiễm Covid-19 và 3.879 người tử vong. Trong đó, số ca nhiễm mới và tử vong tiếp tục tăng cao tại các nước Italy, Iran, Pháp, Tây Ban Nha.
Theo Bộ Y tế, tính đến thời điểm 09h ngày 10/3/2020 trên toàn thế giới ghi nhận 113.921 ca nhiễm bệnh, 3.879 người chết. Trong đó, tại Trung Đông và châu Âu dịch bệnh đang có nguy cơ tăng nhanh.
Tại Trung Quốc đại lục, nơi dịch bệnh khởi phát, đã ghi nhận thêm 48 ca nhiễm mới, 24 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm bệnh lên 80.739 người và 3.120 người tử vong. Các ca tử vong mới đều ở tỉnh tâm dịch Hồ Bắc.
Tối 09/3, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới(WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, trong số hơn 80.000 trường hợpnhiễm Covid-19 tại Trung Quốc đã có hơn 70% bệnh nhân bình phục và xuất viện.Ông Ghebreyesus khẳng định Trung Quốc đã kiểm soát được dịch bệnh.
Tại Hàn Quốc, tính trong cả ngày 09/3, nước này ghi nhận thêm 165 ca nhiễm mới - mức tăng thấp nhất kể từ ngày 26/02, nâng tổng số ca nhiễm lên 7.478 trường hợp. Số ca tử vong mới tại Hàn Quốc trong 24 giờ qua là 53 người.
Tại Triều Tiên, theo các phương tiện truyền thông nhà nước, tính đến ngày 09/3/2020, nước này đã cách ly khoảng 10.000 người nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19. Cho đến nay, 40% trong số này đã được trở về do không có triệu chứng nhiễm bệnh sau thời gian cách ly.
Tại Nhật Bản, tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 hiện là 1.226 ca. Số ca tử vong hiện là 16, trong đó có 7 ca trên du thuyền Diamond Princess đang bị cách ly tại cảng Yokohama .
Trong khi đó, tình hình dịch tiếp tục diễn biến nghiêm trọng tại Iran. Nước này hiện đã ghi nhận 7.161 ca nhiễm Covid-19, tăng gần 600 người trong 24 giờ qua, với 237 trường hợp tử vong, tăng thêm 47 ca. Dịch hiện đã lan ra toàn bộ 31 tỉnh, thành, biến Iran thành điểm nóng bùng phát dịch nghiêm trọng chỉ sau Trung Quốc đại lục.
Ngày 09/3, Chính phủ Philippines ban bố tình trạng y tế khẩn cấp trên toàn quốc sau khi số ca nhiễm bệnh Covid-19 tại nước này tăng gấp đôi lên 20 trường hợp. Với quyết định này, chính quyền sẽ tiến hành các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn phù hợp, cách ly các trường hợp nhiễm bệnh và nghi nhiễm, tẩy trùng các khu vực dân cư.
Tại Thái Lan, nhà chức trách y tế Thái Lan đã yêu cầu một nhóm khoảng 80 lao động vừa trở về từ Hàn Quốc nhưng trốn quy trình sàng lọc tại sân bay quốc tế Suvarnabhumi hôm 07/3/2020 phải ra trình diện trong vòng 3 ngày, nếu không sẽ bị truy tố theo Luật kiểm soát bệnh truyền nhiễm.
Ngày 09/3, Bộ Y tế Israel xác nhận thêm 14 người dương tính với virus SARS-CoV-2, nâng tổng số bệnh nhân nhiễm Covid-19 lên 39 trường hợp.
Cũng trong ngày 09/3, Pakistan đã xác nhận thêm 9 người ở thành phố cảng Karachi, xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2, nâng tổng số người nhiễm ở quốc gia Nam Á này 16 trường hợp. Trong khi nước láng giềng Ấn Độ có 47 ca nhiễm, chưa có trường hợp tử vong.
Tại Italy, trong 24 giờ qua số ca nhiễm mới đã tăng tới 1.797 người, thêm 97 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm bệnh lên 9.172 trường hợp và 463 ca tử vong. Thủ tướng Italy Giuseppe Conte ngày 09/3 đã đặt toàn bộ đất nước vào tình trạng phong tỏa và cấm các hoạt động tụ tập, trong đó có các trận thi đấu bóng đá thuộc khuôn khổ Giải Vô địch Quốc gia Serie A.
Italy áp lệnh cấm di chuyển toàn quốc, yêu cầu người dân ởnhà đến ngày 3/4 trong bối cảnh nước này ghi nhận hơn 9.000 ca nhiễm nCoV. Italyhiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ dịch bệnh Covid-19 ở châuÂu.
Trong lúc tình hình dịch diễn biến nghiêm trọng, giới chức nướcnày lại phải đối phó với việc 50 tù nhân trốn khỏi nhà tù Foggia, thuộcvùng Puglia, miền Nam Italy, vì sợ lây nhiễm Covid-19.
Tại Pháp, Bộ trưởng Văn hóa Franck Riester ngày 09/3 được xác nhận đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 và đang được cách ly tại nhà riêng trong tình trạng sức khỏe tốt. Tuần trước, ông Riester đã làm việc vài ngày tại trụ sở Quốc hội, nơi xác nhận 7 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, bao gồm 5 nghị sĩ và 2 nhân viên.
Cơ quan y tế công cộng Pháp cùng ngày đã xác nhận 1.412 canhiễm virus SARS-CoV-2 và 30 trường hợp tử vong ở nước này, tăng 286 bệnh nhânvà 11 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua.
Ủy ban châu Âu có trụ sở tại thủ đô Brussels (Bỉ) ngày 09/3 thông báo ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm Covid-19 tại đây. Bệnh nhân là một nữ nhân viên vừa trở về từ Italy và đã được cách ly từ cuối tuần trước để theo dõi tình hình sức khỏe. Nghị viện châu Âu cũng buộc phải rời địa điểm tiến hành phiên họp toàn thể trong tuần tới từ thành phố Strasbourg của Pháp về Brussels do lo ngại dịch bệnh. Cơ quan này hiện đang cân nhắc khả năng hủy bỏ toàn bộ các cuộc họp hàng tháng.
Tại Mỹ, ngày 09/3 các bang Iowa và Louisiana đã xác nhận những trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên. Số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở nước này hiện đã lên tới 624 người, trong đó có 22 ca tử vong, và ảnh hưởng tới khoảng 30 tiểu bang.
Theo cập nhật mới nhất, một nhân viên làm việc cho NASA đã có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Tại Canada, giới chức y tế tỉnh British Columbia, cực Tây của Canada, ngày 09/3 đã thông báo về ca tử vong đầu tiên ở nước này do Covid-19. Nạn nhân là một người cao tuổi trú tại một cơ sở dưỡng lão.
Canada đến nay đã ghi nhận ít nhất 71 ca được xác nhận nhiễmvirus SARS-CoV-2. Phần lớn các trường hợp này sinh sống tại tỉnh Ontario cóđông dân cư nhất nước hoặc tỉnh British Columbia.
Bộ Y tế Nam Phi xác nhận nước này đã có thêm 4 trường hợp nhiễm Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm tại quốc gia phát triển nhất châu Phi này lên 7 người. Cả 4 trường hợp nhiễm mới và 3 trường hợp dương tính trước đó đều nằm trong nhóm du khách 9 người trở về từ Italy hồi đầu tháng 3. Kết quả xét nghiệm của 2 trường hợp còn lại trong nhóm này sẽ được công bố trong thời gian sớm nhất.
Lãnh đạo cơ quan y tế Nam Phi cho biết, các diễn biến của dịchCovid-19 tại đây vẫn trong vòng kiểm soát, do đó chính phủ nước này chưa xemxét ban bố lệnh cấm xuất nhập cảnh, đình chỉ các hoạt động giao thương quốc tếcũng như hủy các sự kiện lớn.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo hiện có mối đe dọa"rất hiện hữu" rằng sự bùng phát trên toàn cầu chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây bệnhviêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ trở thành một đại dịch, nhưng nhấn mạnh rằngchủng virus chết người này vẫn có thể kiểm soát được.
Tại Việt Nam, tính đến ngày 10/3 đã có 31 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 16 ca đã chữa khỏi.
Lê Hoàng(T/h)