(LSVN) - Trong các ngày 19, 20, 21/8, tại Đồng Nai, Đoàn Luật sư tỉnh nhà và Học viện Tòa án đã liên kết tổ chức khóa tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải, đối thoại, xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống; từ ý nghĩa, tầm quan trọng của hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Học viên khóa tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải, đối thoại chụp hình lưu niệm.
Theo đó, thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng về đa dạng hóa các phương thức giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính thông qua việc xây dựng cơ chế pháp lý mới về hòa giải, đối thoại tại Tòa án; thực hiện Kết luận của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương; học tập kinh nghiệm của một số quốc gia đã triển khai thành công mô hình này, việc Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2020 là hết sức cần thiết.
Qua khóa học các học viên sẽ được hiểu rõ hơn về Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và trên cơ sở kết quả của việc triển khai thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án năm 2018, năm 2019 và tiếp thu kinh nghiệm về hòa giải của nhiều nước trên thế giới cho thấy cần có cơ chế hòa giải đối thoại mới, gắn hoạt động hòa giải, đối thoại với Tòa án và huy động nguồn lực có kiến thức, kinh nghiệm của xã hội tham gia thì việc hòa giải, đối thoại sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.
Cuối khóa học viên được cấp chứng nhận hoàn thành lớp nghiệp vụ Hòa giải viên; các Luật sư sẽ được cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng bắt buộc 08 giờ theo Thông tư 02/2019/BTP của Bộ tư pháp.
TRÂN HUYỀN
Quy tắc đạo đức ứng xử nghề nghiệp là giá trị nền tảng là vấn đề cốt lõi nhất của nghề Luật sư