Ảnh minh họa.
Theo đó, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ KH&ĐT) cho biết, số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 01/2024 là 13.536 doanh nghiệp (tăng 24,8% so với cùng kỳ năm 2023) với số vốn đăng ký thành lập đạt 151.451 tỉ đồng (tăng 52,8% so với cùng kỳ năm 2023).
Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, có 13/17 ngành có số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm 2023, trong đó những ngành có mức tăng mạnh gồm: Hoạt động dịch vụ khác (tăng 64,4%); Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (tăng 48,7%); Vận tải kho bãi (tăng 44,3%); Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (tăng 34,6%); Công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 31,9%); Giáo dục và đào tạo (tăng 27,0%); Khai khoáng (tăng 25,5%); Xây dựng (tăng 23,2%)…
Tuy vậy, doanh nghiệp thành lập mới đa phần có quy mô nhỏ (từ 0 - 10 tỉ đồng) với 12.432 doanh nghiệp (chiếm 91,8%, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2023), chủ yếu thuộc nhóm ngành Dịch vụ với 10.177 doanh nghiệp, chiếm 75,2% tổng số doanh nghiệp thành lập mới, tăng 24,4% so với năm ngoái.
Nhóm ngành Công nghiệp và Xây dựng có 3.208 doanh nghiệp gia nhập thị trường, chiếm 23,7% tổng số doanh nghiệp thành lập mới, tăng 26,3% so với cùng kỳ năm 2023. Khu vực Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ghi nhận 151 doanh nghiệp thành lập mới, chiếm 1,1% tổng số doanh nghiệp thành lập mới, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tất cả 6/6 khu vực trên cả nước đều có số doanh nghiệp đăng ký thành lập tăng so với cùng kỳ năm 2023: Trung du và miền núi phía Bắc (774 doanh nghiệp, tăng 48,3%); Tây Nguyên (399 doanh nghiệp, tăng 44,0%); Đồng bằng Sông Cửu Long (1.021 doanh nghiệp, tăng 30,1%); Đông Nam Bộ (5.667 doanh nghiệp, tăng 23,4%); Đồng bằng Sông Hồng (4.132 doanh nghiệp, tăng 22,6%) và Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (1.543 doanh nghiệp, tăng 19,2%).
Về doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, đã có 13.799 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 1/2024. Trong đó, kinh doanh bất động sản có số doanh nghiệp quay trở lại tăng cao nhất (29,3%), tiếp đến là thông tin và truyền thông (11,6%), công nghiệp chế biến, chế tạo (6,9%)…
Về doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cho biết, trong tháng 1/2024 có 53.888 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, phần lớn là các doanh nghiệp lựa chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn (chiếm 81,5%).
Cụ thể, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh là 43.925 doanh nghiệp, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2023. Phần lớn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong tháng có thời gian hoạt động ngắn, dưới 5 năm với 19.611 doanh nghiệp (chiếm 44,6%); tập trung chủ yếu ở quy mô nhỏ (dưới 10 tỉ đồng) với 39.625 doanh nghiệp (chiếm 90,2%, tăng 25,2% so với cùng kỳ năm 2023).
Số doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể là 7.798 doanh nghiệp, tăng 14,0% so với cùng kỳ năm 2023. Các doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở quy mô vốn dưới 10 tỉ đồng với 6.941 doanh nghiệp (chiếm 89,0%, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2023).
Và số doanh nghiệp giải thể là 2.165 doanh nghiệp, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, có 10/17 ngành kinh doanh chính có số lượng doanh nghiệp giải thể tăng so với cùng kỳ năm 2023. Phần lớn doanh nghiệp giải thể trong 01 tháng năm 2024 có thời gian hoạt động ngắn (dưới 05 năm) với 1.587 doanh nghiệp (chiếm 73,3%) và tập trung chủ yếu ở quy mô vốn từ 0 - 10 tỉ đồng với 1.879 doanh nghiệp (chiếm 86,8%, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2023).
MINH NGUYỄN (t/h)
Khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Saudi Arabia