Trong đó, tại Điều 4 Quy định nêu rõ về phạm vi, đối tượng, chức danh luân chuyển. Cụ thể, về phạm vi, luân chuyển từ cấp trên xuống cấp dưới, từ cấp dưới lên cấp trên, từ địa phương này sang địa phương khác; giữa các cơ quan, tổ chức cùng cấp trong hệ thống chính trị.
Đối tượng luân chuyển gồm:
- Cán bộ được quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp.
- Cán bộ được luân chuyển để thực hiện chủ trương bố trí cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương và cán bộ không giữ chức vụ cấp trưởng quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan, đơn vị, gồm: Bí thư cấp uỷ, chủ tịch Uỷ ban nhân dân, chánh án toà án nhân dân, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân và cấp trưởng các ngành công an, thanh tra, tài chính, thuế, hải quan cấp tỉnh, cấp huyện.
- Trường hợp khác do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Nguyên tắc bố trí chức danh khi luân chuyển
Cơ bản thực hiện theo nguyên tắc bố trí giữ chức vụ tương đương với chức vụ đang đảm nhiệm. Trường hợp cần thiết, cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bố trí chức vụ cao hơn chức vụ đang đảm nhiệm đối với cán bộ có phẩm chất, năng lực nổi trội, có khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của chức vụ dự kiến phân công, bố trí.
Quy định này có hiệu lực từ ngày 28/4/2022 và thay thế Quy định số 98-QĐ/TW, ngày 07/10/2017 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ.
HỒNG HẠNH