(LSO) -Ngày 23/5, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, qua Tờ trình về dự án Luật Cư trú (sửa đổi) của Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ. Việc đề xuất thay thế hình thức quản lý dân cư từ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng việc cấp mã số định danh cá nhân của công dân đã nhận được nhiều ý kiến tán thành. Tuy nhiên, việc xóa đăng ký thường trú được cơ quan thẩm tra của Quốc hội khuyến nghị cần thận trọng.
Đọc tờ trình dự thảo Luật cư trú (sửa đổi), Bộ trưởngBộ Công an Tô Lâm cho rằng việc xây dựng pháp luật về cư trú để đảm bảo phù hợpvới chủ trương cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục, giấy tờ công dân liênquan công tác dân cư.
Theo đó, dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) sẽ bỏ các quyđịnh về: Sổ Hộ khẩu, Sổ Hộ khẩu cấp cho hộ gia đình, Sổ Hộ khẩu cấp cho cánhân, tách Sổ Hộ khẩu, giấy chuyển hộ khẩu, điều chỉnh những thay đổi trong SổHộ khẩu tại Luật Cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013).
Việc thực hiện quản lý dân cư thông qua phương thứcmới bằng mã số định danh cá nhân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữliệu về cư trú sẽ dẫn đến việc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ 13 nhóm thủ tụchành chính liên quan đến đăng ký, quản lý thường trú, tạm trú của công dân.
Dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) bỏ các quy định riêngvề điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương (dự thảo LuậtCư trú sửa đổi trình Quốc hội được thể hiện theo định hướng này, tức là khôngcó quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộcTrung ương; việc đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươnglà như nhau, không có sự phân biệt và được áp dụng chung, thống nhất trên toànquốc).
Cùng với việc quản lý dân cư bằng mã số định danh cánhân, sẽ giúp bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ 13 nhóm thủ tục hành chính liên quanđăng ký thường trú, tạm trú trong thực hiện tách sổ hộ khẩu, điều chỉnh thay đổisổ hộ khẩu, xóa đăng ký thường trú khi đăng ký nơi mới.
Trong báo cáo thẩm tra dự án Luật cư trú sửa đổi doChủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày đã bày tỏ sựnhất trí với việc đổi mới phương thức quản lý cư trú của công dân thông qua sốđịnh danh cá nhân.
Tuy nhiên, đến nay mới có hơn 18 triệu công dân đượccấp số định danh cá nhân và dự kiến đến tháng 12/2020 sẽ hoàn thành cho toàn bộcông dân.
Theo Bộ Công an, công tác này cần nhiều thời gian,đòi hỏi sự chính xác, có kiểm tra, đối soát chặt chẽ, việc đầu tư, bố trí kinhphí còn hạn chế nên quá trình triển khai gặp không ít vướng mắc.
Ủy ban Pháp luật đề nghị cần có giải pháp cụ thể để hoàn thành việc cấp số định danh cá nhân theo đúng tiến độ, và không gây không gây xáo trộn, ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân, tổ chức...
Cân nhắc xóa đăng ký thường trú Dự thảo Luật bổ sung 4 trường hợp cần xóa đăng ký thường trú, trong đó có trường hợp công dân vắng mặt tại nơi thường trú từ trên 12 tháng liên tục mà không đăng ký tạm trú ở nơi nào hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài. Tuy nhiên, nếu công dân trở về địa phương sinh sống tại nơi đăng ký thường trú ban đầu sẽ được đăng ký lại. Báo cáo thẩm tra cho rằng việc xóa đăng ký thường trú như dự thảo luật sẽ khắc phục tình trạng quản lý cư trú ảo. Tuy nhiên, cũng có ý kiến không tán thành quy định nêu trên vì cư trú là quyền cơ bản của công dân, nên xóa đăng ký thường trú có thể tác động tiêu cực tới quyền lợi của người dân. "Các ý kiến này đề nghị cần cân nhắc kỹ, chỉ nên quy định xóa đăng ký thường trú của công dân trong trường hợp thật cần thiết nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa yêu cầu bảo đảm quyền công dân và công tác quản lý của Nhà nước", Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nhấn mạnh. |
LÂM HOÀNG(t/h)