Hộ chiếu của Indonesia. (Nguồn: harianaceh.co.id).
Trong một thông cáo ngày 14/8, Tổng cục Nhập cư thuộc Bộ Luật pháp và Nhân quyền Indonesia cho biết bộ này cùng Bộ Ngoại giao Indonesia đang thảo luận về vấn đề này với Đại sứ quán Đức tại Jakarta. Để giải quyết tạm thời, Tổng cục Nhập cư đã chỉ đạo các văn phòng nhập cư hướng dẫn người mang hộ chiếu bổ sung chữ ký vào các trang “Bị chú”, vốn đôi khi được sử dụng để ghi thay đổi họ tên sau khi kết hôn hoặc ly hôn.
Theo Vụ trưởng Giao thông thuộc Tổng cục Nhập cư Amran Aris, người mang hộ chiếu muốn thêm chữ ký vào các trang “Bị chú” có thể gửi yêu cầu đến các văn phòng nhập cư hoặc Đại sứ quán Indonesia ở nước ngoài và sẽ không phải trả chi phí.
Trong khi đó, trang web của Đại sứ quán Đức tại Jakarta cho hay “hộ chiếu không có phần ghi chữ ký” của Indonesia sẽ không được cấp visa cho đến khi có thông báo mới và chính phủ hai nước vẫn đang tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này. Cơ quan đại diện ngoại giao Đức ở Indonesia cũng lưu ý rằng chữ ký được bổ sung trên các trang “Bị chú” của hộ chiếu “không được công nhận để thay thế phần chữ ký bắt buộc”.
Trước đó, ngày 12/8, Bộ Ngoại giao Indonesia đã gửi công hàm đề nghị Đại sứ quán Đức ở Jakarta chấp nhận đơn xin thị thực của những người Indonesia mang hộ chiếu không có chữ ký.
Theo công hàm trên, Chính phủ Indonesia ban hành loại hộ chiếu này từ năm 2019 đến năm 2020, trước khi quay trở lại sử dụng mẫu hộ chiếu có phần ghi chữ ký của người sở hữu hộ chiếu vào năm 2021.
Hiện chưa rõ liệu các quốc gia khác có từ chối công nhận hộ chiếu thiếu phần ghi chữ ký của người mang hộ chiếu hay không. Indonesia đứng thứ 76 thế giới theo xếp hạng Chỉ số Hộ chiếu Henley 2022 của công ty tư vấn nhập cư Henley & Partners. Công dân Indonesia có thể đến 72 quốc gia mà không cần xin thị thực.
PV/TTXVN
Tiếp tục hỗ trợ 1.155 tỉ đồng cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19