Ảnh minh họa.
Đây là bước đầu tiên trong cuộc điều tra chính thức nhằm vào các công ty Cermaq, Grieg Seafood, Bremnes, Leroy, Mowi và SalMar.
Theo Cơ quan chống độc quyền của EU, Na Uy chiếm một nửa sản lượng cá hồi Đại Tây Dương nuôi trồng trên thế giới, trong đó EU là thị trường chính.
Mặc dù Na Uy không phải là thành viên EU, nhưng nước này là một phần của Khu vực Kinh tế châu Âu, bao gồm thị trường chung của châu Âu. Do đó, hoạt động xuất khẩu thủy sản của nước này phải tuân theo quy định của EU.
Theo nghi ngờ của EC, trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2019, 6 công ty Na Uy nói trên đã trao đổi "thông tin thương mại nhạy cảm" về giá cả, khối lượng và các yếu tố khác. EC cho biết cáo buộc có liên quan đến giá cá hồi Đại Tây Dương tươi, không phải cá hồi Đại Tây Dương đông lạnh nuôi trồng hoặc các sản phẩm chế biến như cá hồi hun khói.
Sau khi nhận tiếp nhận văn bản của EU, các công ty trên có thể phản hồi bằng văn bản và yêu cầu tổ chức buổi điều trần để trình bày quan điểm của mình.
Nếu những nghi ngờ của EC được xác minh, cơ quan này có thể yêu cầu các doanh nghiệp chấm dứt hành vi này, đồng thời có thể phạt các công ty đến 10% tổng doanh thu toàn cầu mỗi năm.
MINH HIỀN/TTXVN