/ Tin thế giới
/ EU phủ nhận sửa báo cáo về dịch Covid-19 vì Trung Quốc, UB Đối ngoại Hạ viện Mỹ điều tra quyết định ngừng tài trợ cho WHO

EU phủ nhận sửa báo cáo về dịch Covid-19 vì Trung Quốc, UB Đối ngoại Hạ viện Mỹ điều tra quyết định ngừng tài trợ cho WHO

05/01/2021 18:03 |

Tínhđến 6h30, ngày 28/4, hiện nay, tổng số ca nhiễm trên thế giới là hơn 2,7 triệuca, trong đó số ca tử vong là 191.806 ca. Tuy nhiên, con số được công bố chữakhỏi đã lên tới 755.585 ca, đây là tín hiệu đang mừng trong công cuộc phòng, chốngdịch Covid-19 trên toàn thế giới.

EUphủ nhận sửa báo cáo về dịch Covid-19 vì Trung Quốc

"Tôi bác bỏ bất kỳ ám chỉ hoặc luận điệu nào cho rằng trong báo cáo của mình, chúng tôi khuất phục trước bất cứ sức ép nào từ bên ngoài" - hãng tin AFP ngày 27/4 dẫn lời người phát ngôn chính sách đối ngoại của EU Peter Stano khẳng định.

Trước đó, tờ New York Times đưa tin các quan chức EU,dưới sức ép của Trung Quốc, đã trì hoãn báo cáo về "chiến dịch lan truyềnthông tin sai lệch" của Bắc Kinh vào tuần trước, và sau đó bỏ bớt những từngữ nặng nề trong bản báo cáo cuối cùng được công bố.

Máy bay chở khẩu trang từ Trung Quốc hạ cánh xuống sân bay ở Đức ngày 27/4 - Ảnh: REUTERS

Trong bản gốc, EU cáo buộc "Trung Quốc tiếp tụcđẩy mạnh chiến dịch thông tin sai lệch toàn cầu, để chuyển hướng việc đổ lỗicho sự bùng phát của đại dịch, và cải thiện hình ảnh của Trung Quốc với cộng đồngquốc tế".

Tờ Financial Times tiết lộ việc Trung Quốc ba lầnphàn nàn với EU về báo cáo. Nội dung của cuộc liên lạc này là "Nếu báo cáođúng như những gì được mô tả và được công bố ngày hôm nay thì sẽ rất tệ choquan hệ hợp tác giữa các bên" hãng tin Reuters dẫn nguồn thư tín ngoạigiao cho biết thêm.

Kết quả, bản báo cáo công bố ngày 24/4, đăng trêntrang euvsdisinfo.eu của EU, thay đổi thành ghi nhận "Bằng chứng quan trọngvề các hoạt động bí mật của Trung Quốc trên mạng xã hội", nhưng phần tàiliệu tham khảo bị nhét trong 6 đoạn cuối của bản tóm tắt.

Một số nguồn tin cho rằng các nhà ngoại giao EU longại báo cáo ban đầu có thể làm căng thẳng quan hệ EU - Trung Quốc, khiến việctiếp nhận thiết bị y tế chống Covid-19 trở nên khó khăn hơn.

Tuy nhiên ông Stano khẳng định bản báo cáo cuối cùngkhông bị sửa vì tác động của Trung Quốc. Theo ông, bản báo cáo mà New YorkTimes nắm được chỉ là một tài liệu nội bộ của EU.

Dù vậy, vụ việc tiếp tục gây chú ý ở Brussels, khi ĐảngNhân dân châu Âu trong Nghị viện châu Âu đã yêu cầu lãnh đạo ngoại giao EUJosep Borrell phải giải thích.

Ủyban Đối ngoại Hạ viện Mỹ điều tra quyết định ngừng tài trợ cho WHO

Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ ngày 27/4 đã mở cuộc điềutra đối với quyết định của Tổng thống Donald Trump về việc ngừng tài trợ cho Tổchức Y tế Thế giới (WHO), yêu cầu Bộ Ngoại giao trong vòng 1 tuần phải cung cấpthông tin liên quan đến quyết định này giữa lúc thế giới đang đối mặt với đại dịchCovid-19.

Trụ sở WHO. (Nguồn: Reuters)

Ủy ban trên đã yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ cung cấpdanh sách tất cả các cuộc thảo luận kể từ tháng 12/2018 về vấn đề tài trợ choWHO và chuyển những đánh giá chưa qua chỉnh sửa về tác động của quyết định nàyđối với cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Eliot Engel cảnhbáo Quốc hội Mỹ có thể buộc Bộ Ngoại giao phải chuyển giao những tài liệu nàytrước 5 giờ chiều 4/5.

Trong một bức thư gửi tới Ngoại trưởng Mike Pompeo,Hạ nghị sỹ Engel nêu rõ: “Đến nay, lời biện minh của Bộ Ngoại giao về việc ngừngtài trợ cho WHO đã được gửi tới Quốc hội theo hình thức văn bản dài một tranggiấy, trong đó nêu ra một số luận cứ cho quyết định này, tuy nhiên, không đưara kế hoạch và bất cứ lý giải nào về việc đình chỉ các khoản tài trợ dành choWHO - tổ chức sẽ cứu vớt những sinh mạng ở đây hoặc trên khắp thế giới."

Mặc dù thừa nhận những sai sót của WHO, song ôngEngel vẫn coi vai trò của tổ chức trực thuộc Liên hợp quốc này là “vôgiá," đồng thời cáo buộc Tổng thống Trump đang tìm cách đánh lạc hướng dưluận về những thất bại của mình trong công tác đối phó với dịch bệnh Covid-19.

Ông Engel nhấn mạnh: “Chắc chắn rằng quyết định ngừngtài trợ cho WHO trong lúc thế giới đương đầu với thảm họa COVID-19 không phảilà một lời giải đáp."

Mỹ là nước đóng góp lớn nhất cho WHO với khoảng 400triệu USD, tương đương 15% ngân sách, chỉ trong năm 2019. Tuy nhiên, Tổng thốngTrump ngày 14/4 tuyên bố ông đã chỉ thị tạm ngừng tài trợ cho WHO do cách tổ chứcnày xử lý đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 của tổ chức này.

Hiện nay, Mỹ vẫn là nước có số ca Covid-19 đứng đầuthế giới, tổng số ca nhiễm tại nước này đã lên tới gần 970.000 ca, số ca tửvong là 54.881 ca, trong đó số ca  đượccông bố khỏi bệnh là 406.988 ca

ChâuÂu ‘gồng mình’ chống dịch

Tại Pháp, tình trạng thiếu hụt khẩu trang đang là vấnđề khá ‘đau đầu’ với quan chức nước này. Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính PhápAgnes-Pannier Runacher, tình trạng thiếu hụt khẩu trang tại nước này về cơ bảnđã được giải quyết nhờ vào việc tăng cường nhập khẩu và đẩy mạnh sản xuất.

Bà Runacher đặt mục tiêu sẽ phát được ít nhất 27 triệu khẩu trang mỗi tuần cho người dân. Những chiếc khẩu trang này sẽ ghi rõ số lần có thể giặt và tái sử dụng. Hiện Pháp đang đặt mục tiêu sản xuất 20 triệu khẩu trang mỗi tuần trước cuối tháng 5, trong đó tập trung vào những loại cần cho nhân viên y tế như N95.

Tại Tây Ban Nha, theo số liệu cập nhật hằng ngày, BộY tế Tây Ban Nha công bố nước này đã ghi nhận có 117.272 bệnh nhân bình phục.Trong khi đó, số ca tử vong tăng lên không ngừng đã lên tới 23.190 ca. Ngoàira, Tây Ban Nha cũng phát hiện tổng số trường hợp nhiễm bệnh Covid-19 đã lên đếnhơn 226.000 người.

Tây Ban Nha đang dần nới lỏng dần các biện phápphong tỏa được áp đặt nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Theo đó, các nhà máy vàcông ty bắt đầu mở cửa trở lại. Ngoài ra, ngày 26/4, lần đầu tiên sau 6 tuần,trẻ em Tây Ban Nha được phép ra khỏi nhà đi dạo phố.

"Chính phủ sẽ trả lời một câu hỏi của một sốngười dân trong cuộc họp báo hằng ngày về Covid-19" hãng tin Reuters dẫnthông báo của Chính phủ Anh cho biết nước Anh sẽ cho người dân chất vấn Bộ trưởngvì Covid-19.

Tuyên bố được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Thủ tướngBoris Johnson cam kết cung cấp "sự minh bạch tối đa có thể" về nhữngý kiến của các bộ trưởng liên quan tới biện pháp nới lỏng lệnh phong tỏa.

Bất cứ ai trên 18 tuổi cũng có thể đặt câu hỏi trêntrang web chính phủ https://www.gov.uk/ask. Câu hỏi sẽ được xem xét vào giữangày trong ngày họp báo. Chỉ một câu hỏi sẽ được lựa chọn mỗi ngày và nếu đượcchọn, người đặt câu hỏi sẽ được liên lạc vào 15h.

Người phát ngôn thủ tướng Anh cho biết Covid-19 là"cuộc khủng hoảng y tế lớn nhất" mà công chúng Anh phải đối mặt nóichung, do đó việc cho người dân trực tiếp đặt câu hỏi cho chính phủ và cácchuyên gia dịch bệnh về những biện pháp của chính quyền là "hoàn toàn đúngđắn".

Chính phủ Anh thời gian qua chịu nhiều chỉ trích từphe đối lập và doanh nghiệp về chậm trễ đưa ra các kế hoạch nới lỏng phong tỏakinh tế và xã hội.

Cuộc thăm dò dư luận được hãng Opinium thực hiện vớitrên 2.000 công dân Anh từ ngày 21 tới 23/4 cho thấy người dân nước này giảmlòng tin vào năng lực chống Covid-19 của chính phủ.

Cụ thể, chỉ có 49% người nói vẫn giữ niềm tin vàocách thức xử lý của Chính phủ Anh nếu đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phứctạp như hiện nay. Có tới 63% số người được hỏi nói rằng chính phủ không hành độngđủ nhanh để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Ngày 27/4, ông Johnson cam kết chính phủ sẽ lên kếhoạch nới phong tỏa trong những ngày tới đây nhưng cảnh báo sẽ cần có nhữngđánh giá khó khăn.

"Chúng tôi không thể nói lúc này về chuyệnnhanh, chậm thế nào và thậm chí cả chuyện khi nào sẽ thực hiện những thay đổiđó, mặc dù là chính phủ sẽ nói nhiều hơn về việc này trong những ngày tới",hãng tin Reuters dẫn lời ông Johnson phát biểu bên ngoài Văn phòng thủ tướngAnh ở phố Downing.

Ông Johnson khẳng định mọi quyết định sẽ được đưa ravới độ minh bạch tối đa và sẽ căn cứ trên cơ sở khoa học.

LÂM HOÀNG (t/h)

/12-ngay-viet-nam-khong-ghi-nhan-ca-mac-moi-covid-19-trong-cong-dong.html