Ảnh minh hoạ.
Theo đó, với giá vé lượt, cự ly dưới 15km có mức điều chỉnh thấp nhất từ 7.000 lên 8.000 đồng; 15-25km từ 7.000 lên 10.000 đồng; 25-30km từ 8.000 lên 12.000 đồng; 30-40km từ 9.000 lên 15.000 đồng. Mức tăng cao nhất ở cự ly trên 40km là từ 9.000 lên 20.000 đồng.
Vé tháng có mức tăng trung bình 40%. Cụ thể học sinh, sinh viên, công nhân khu công nghiệp đi một tuyến là 70.000 đồng (hiện 55.000 đồng), liên tuyến 140.000 đồng (hiện 100.000 đồng). Vé tập thể đi một tuyến 100.000 đồng (hiện 70.000 đồng), liên tuyến 200.000 đồng (hiện 140.000 đồng). Người có công, người cao tuổi (60 trở lên), trẻ em dưới 6 tuổi, nhân khẩu thuộc hộ nghèo tiếp tục được miễn tiền vé xe buýt. Ngân sách thành phố hỗ trợ 50% giá vé tháng đối với học sinh, sinh viên, công nhân khu công nghiệp; hỗ trợ 30% vé tháng với cán bộ, nhân viên tại các văn phòng công sở, doanh nghiệp khu công nghiệp mua vé tháng theo hình thức tập thể.
Đánh giá về tác động khi tăng giá vé xe buýt như trên, Sở GTVT cho rằng, năm 2023 sản lượng hành khách có dấu hiệu phục hồi, dự kiến sau khi cơ cấu lại giá vé ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý hành khách dẫn đến sản lượng ban đầu giảm nhẹ sau đó sẽ phục hồi trở lại. Tuy nhiên, Sở này cũng nhận định, khi phương án này được áp dụng vào thực tế sẽ tác động không lớn đến hành khách đi xe buýt, đặc biệt là khách vãng lai đi lại không thường xuyên sử dụng vé lượt. Mặc dù sản lượng giảm nhẹ, nhưng doanh thu lại tăng thêm, thời điểm năm 2014 khi điều chỉnh giá vé thì sản lượng vé tháng giảm 3% còn doanh thu lại tăng 15%, sản lượng vé lượt giảm 10% nhưng doanh thu lại tăng 20% so với tháng trước điều chỉnh.
Theo dự kiến, doanh thu tăng thêm sau khi thực hiện phương án cơ cấu giá vé và điều chỉnh giá vé tăng 302,3 tỉ đồng (tăng 52% so với năm 2023). Cụ thể doanh thu vé tháng đạt 260,75 tỉ đồng tăng thêm 73,62 tỉ đồng; Doanh thu vé lượt đạt 618,27 tỉ đồng tăng thêm 228,68 tỉ đồng...
PV