Ảnh minh họa.
Cụ thể, khoản 8 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) nêu rõ: Người từ đủ 15 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự được tự nguyện yêu cầu xét nghiệm HIV
Hiện nay, khoản 2 Điều 27 Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) yêu cầu, để được tự nguyện xét nghiệm HIV thì người này phải từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự.
Như vậy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) đã giảm độ tuổi được yêu cầu tự nguyện xét nghiệm HIV so với quy định hiện nay.
Với người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chỉ được xét nghiệm HIV khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ, người đại diện của người đó.
Ngoài ra, về việc phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, điểm a khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) quy định, phụ nữ mang thai xét nghiệm HIV theo chỉ định chuyên môn sẽ được Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT), ngân sách Nhà nước chi trả chi phí xét nghiệm như sau: Quỹ BHYT chi trả cho người có thẻ BHYT theo mức hưởng; Ngân sách Nhà nước chi trả phần chi phí Quỹ BHYT không chi trả và chi trả cho người không có thẻ BHYT theo mức giá dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT.
LINH NHI
Tăng thời gian làm bài kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý