/ Kinh tế - Pháp luật
/ Giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022

Giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022

08/12/2021 02:35 |

(LSVN) - Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2048/QĐ-TTg về việc giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022 cho các bộ, cơ quan Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ảnh minh họa. 

Cụ thể, Quyết định số 2048/QĐ-TTg nêu rõ, Thủ trưởng các bộ, cơ quan Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2022 đúng quy định, hiệu quả, đẩy nhanh tốc độ giải ngân; bảo đảm việc phân bổ vốn ngân sách trung ương năm 2022 tuân thủ điều kiện, thủ tục, thứ tự ưu tiên bố trí vốn quy định tại Luật Đầu tư công, các Nghị quyết của Quốc hội số 34/2021/QH15 ngày 13/11/2021 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và số 40/2021/QH15 ngày 13/11/2021 về phân bố ngân sách trung ương năm 2022; theo tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn của dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thứ tự ưu tiên.

Các đơn vị bố trí vốn để thanh toán hết nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinh trước ngày 1/1/2015 theo đúng mức được Thủ tướng Chính phủ giao; bố trí vốn để thu hồi số vốn ứng trước còn lại phải thu hồi trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 tối thiểu bằng mức được Thủ tướng Chính phủ giao; bố trí đủ vốn cho các dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng trước năm 2022; bố trí đủ vốn cho dự án nhóm C chuyển tiếp từ giai đoạn 2016 - 2020 sang giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương, các dự án chuyển tiếp đã quá thời gian bố trí vốn theo quy định, các dự án chuyển tiếp phải hoàn thành năm 2022 theo thời gian bố trí vốn.

Đồng thời, bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch và vốn đối ứng cho các dự án ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn nhà nước tham gia vào các dự án PPP; bố trí đủ các khoản trả nợ đến hạn năm 2022 thuộc nghĩa vụ thanh toán của ngân sách trung ương; bố trí đủ vốn cho các dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt. Sau khi bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ nêu trên mới bố trí vốn cho các dự án khởi công mới đã đủ thủ tục đầu tư, trong đó ưu tiên bố trí đủ vốn theo tiến độ cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án đường bộ cao tốc, trọng điểm, dự án đường ven biển, dự án kết nối, có tác động liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Mức vốn bố trí cho từng dự án không vượt quá tổng mức đầu tư dự án trừ đi lũy kế vốn đến hết năm 2021 và không vượt quá số vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 trừ đi số vốn đã bố trí trong kế hoạch năm 2021 của dự án; mức vốn bố trí cho các nhiệm vụ, dự án phải phù hợp với khả năng thực hiện và giải ngân trong năm 2022. Ngoài các nguyên tắc nêu trên, các chương trình, dự án được bố trí kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài năm 2022 theo thứ tự ưu tiên như sau: Dự án đủ thủ tục đầu tư kết thúc Hiệp định trong năm 2022 không có khả năng gia hạn Hiệp định, chuyển tiếp, hoàn thành trong năm 2022; Dự án khởi công mới đã ký Hiệp định và có khả năng giải ngân trong năm 2022.

Thủ trưởng các bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động rà soát, cắt giảm kế hoạch vốn của các dự án triển khai chậm để bổ sung vốn cho các dự án có khối lượng hoàn thành cao, bảo đảm đúng quy định và giải ngân hết kế hoạch vốn được giao, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính ngay khi có Quyết định điều chỉnh vốn giữa các dự án để tổng hợp 3 theo dõi, kiểm soát việc giải ngân. Bên cạnh đó, tập trung đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành dự án quan trọng quốc gia, dự án cấp thiết đang đầu tư dở dang; đề cao kỷ luật, kỷ cương đầu tư công, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, giải ngân vốn; cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp giải ngân chậm, gắn kết quả giải ngân với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đến hết niên độ ngân sách năm 2022, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương không giải ngân tối thiểu đạt 90% kế hoạch được giao là một trong các tiêu chí để xem xét đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu và cán bộ, công chức liên quan theo quy định 3.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện rà soát báo cáo phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022 của bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Trường hợp phát hiện việc phân bổ không đúng nguyên tắc, thứ tự ưu tiên bố trí vốn, tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ của kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước đã được giao, không bảo đảm các yêu cầu theo quy định của pháp luật đầu tư công, có ý kiến bằng văn bản cho bộ, cơ quan trung ương và địa phương chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo phân bố của bộ, cơ quan trung ương và địa phương đồng gửi Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước để kiểm soát chi theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022; định kỳ hằng tháng, hằng quý báo cáo Chính phủ tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2022; công khai các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022 không đúng nguyên tắc, thứ tự ưu tiên; thời gian phân bổ, giải ngân chậm tại các Phiên họp Chính phủ hằng tháng. Đồng thời đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương và kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý các bộ, cơ quan trung ương và địa 4 phương giải ngân thấp so với mức trung bình của cả nước liên tiếp trong 3 tháng hoặc vi phạm trong công tác quản lý, điều hành kế hoạch đầu tư công.

Ngoài ra, Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra việc phân bổ và thanh toán kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó kiểm soát, giải ngân vốn cho các ngân hàng thực hiện cấp bù lãi suất, phí quản lý tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng chính sách xã hội, vốn điều lệ theo nguyên tắc, tiêu chí, quy định của pháp luật, đảm bảo hiệu quả thực hiện. Định kỳ hằng tháng, hằng quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2022, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư...

PV

Bộ Công an cảnh báo các thủ đoạn giả danh cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Lê Minh Hoàng