Ảnh minh họa.
Theo đó, dự thảo bổ sung quy định "Thời hạn của Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp". Cụ thể, giấy phép cấp mới và cấp điều chỉnh có thời hạn hiệu lực là 5 năm kể từ ngày cấp.
Thời hạn của Giấy phép cấp lại bằng thời hạn còn lại của Giấy phép đã cấp.
Đối với việc phân loại và ghi nhãn hóa chất, dự thảo nêu rõ: Việc ghi nhãn hóa chất được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa; Nghị định số 111/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.
Nhãn hóa chất bao gồm các nội dung sau: Tên hóa chất; mã nhận dạng hóa chất (nếu có); hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ (nếu có); biện pháp phòng ngừa (nếu có); định lượng; thành phần hoặc thành phần định lượng; ngày sản xuất; hạn sử dụng (nếu có); tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hóa chất; xuất xứ hóa chất; hướng dẫn sử dụng, bảo quản.
Dự thảo cũng quy định, trước ngày 15/02 hàng năm, tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp có trách nhiệm báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất của năm trước thông qua Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia.
Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp có trách nhiệm báo cáo đột xuất tình hình hoạt động hóa chất khi có sự cố xảy ra trong hoạt động hóa chất hoặc chấm dứt hoạt động hóa chất đến Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất và khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Trước ngày 01/3 hàng năm, Sở Công thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm báo cáo công tác quản lý hóa chất và tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất của tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý thông qua Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia.
DUY ANH
Đối tượng nào được tiêm mũi 4 vaccine phòng Covid-19 tại TP. HCM?