Ảnh minh họa.
Cụ thể, trong số 5.996 người từ các tỉnh miền Nam, có 3.309 người đi máy bay, 820 người đi tàu hỏa; 1.123 người đi ô tô, xe khách; 744 người đi bằng phương tiện cá nhân (xe máy, ô tô). Qua xét nghiệm, đã có 42 trường hợp dương tính, trong đó có 30 trường hợp về từ TP. Hồ Chí Minh, 6 trường hợp về từ tỉnh Đồng Nai, 3 trường hợp về từ tỉnh Bình Dương, 2 trường hợp về từ tỉnh Quảng Ngãi và 1 trường hợp về từ tỉnh Tây Ninh.
Theo phân loại dựa trên phương tiện di chuyển, trong số 42 trường hợp dương tính, có 24 người đi bằng ô tô, 11 người đi máy bay, 6 người đi tàu hỏa, 1 người đi bằng xe máy. Về tiền sử tiêm chủng, có 27 ca dương tính đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, 9 ca dương tính đã tiêm 1 mũi, 5 ca dương tính chưa tiêm và 1 ca dương tính chưa đến tuổi tiêm chủng.
Do đó, Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật Hà Nội khuyến cáo, người dân về từ các tỉnh, thành phố có dịch, dù đã tiêm đủ mũi vaccine, vẫn cần: Tuân thủ nghiêm việc theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong vòng 7 ngày kể từ ngày về Hà Nội; Luôn thực hiện thông điệp 5K; Khai báo y tế, chủ động thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú, lưu trú để được xét nghiệm và hướng dẫn công tác phòng, chống dịch theo quy định.
Trường hợp người bệnh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác... thông báo ngay cho cơ quan y tế để theo dõi và triển khai quy trình xử lý dịch bệnh theo quy định.
Trước đó, trong một bài phát biểu, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh, việc tiêm vaccine (đủ mũi) không đồng nghĩa với việc ngăn chặn 100% khả năng lây nhiễm virus. Vaccine được ghi nhận có tác dụng làm giảm khả năng tăng nặng của bệnh, giảm khả năng nhập viện và tử vong. Người tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn có thể bị nhiễm bệnh và lây bệnh cho người khác.
PV
Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về chi trả cho cán bộ y tế, tình nguyện viên chống dịch Covid-19