Ảnh minh họa.
Cụ thể, Sở Y tế Hà Nội đề nghị Bệnh viện Đa khoa Đống Đa liên hệ với nhà cung ứng, làm thủ tục nhận thuốc Molnupiravir 20 mg và có trách nhiệm bảo quản theo đúng điều kiện ghi trên nhãn; cấp phát cho các đơn vị tham gia chương trình thử nghiệm theo phân bổ của sở. Giám đốc các đơn vị được yêu cầu khẩn trương tiếp nhận thuốc, cấp phát cho F0 đủ điều kiện tham gia chương trình tại cơ sở thu dung, điều trị và tại nhà, tránh để bệnh nhân diễn biến nặng, phải chuyển tầng, làm tăng áp lực lên các cơ sở y tế; cập nhật ngay dữ liệu điều trị lên hệ thống đúng quy định về quản lý, cấp phát, sử dụng thuốc Molnupiravir của Bộ Y tế.
Sở Y tế Hà Nội cũng lưu ý các đơn vị phải bổ sung liều tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân là trường hợp có yếu tố nguy cơ diễn biến nặng để giảm tỷ lệ biến cố bất lợi cũng như khả năng đột biến kháng thuốc ở virus. Về số lượng thuốc, 6 trung tâm y tế các quận, huyện gồm Cầu Giấy, Đan Phượng, Mỹ Đức, Hoài Đức, Ba Vì, Tây Hồ và Bệnh viện Tâm thần Hà Nội được phân bổ mỗi nơi 10.000 viên; Bệnh viện Đa khoa Đống Đa được nhận 4.000 viên; Bệnh viện Đa khoa Hà Đông nhận 3.000 viên; Bệnh viện Thanh Nhàn và Bệnh viện Phổi Hà Nội mỗi nơi nhận 2.000 viên; 16 trung tâm y tế của các quận, huyện còn lại mỗi nơi nhận 20.000 viên.
Trong thời gian qua, Hà Nội là địa phương có tình hình dịch Covid-19 nóng nhất cả nước khi liên tiếp dẫn đầu về số người nhiễm SARS-CoV-2. Số vùng vàng tăng vọt từ 80 lên 222 địa phương; đồng thời, 74 xã, phường chuyển cấp độ từ vùng vàng thành vùng cam. Số vùng xanh giảm đáng kể, từ 86,2% xuống còn 48,9%.
Ngoài ra, địa phương ghi nhận nhiều nơi có dịch ở mức độ 3 là các huyện Chương Mỹ, Đông Anh, Mê Linh, Long Biên, Hoài Đức, quận Nam Từ Liêm, Thanh Trì...
PV
Một số bất cập trong quá trình thực hiện cung cấp lý lịch tư pháp