Ảnh minh họa.
Cụ thể, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong yêu cầu các đơn vị, địa phương tăng cường nhận thức trong tình hình mới. Đồng thời, nhấn mạnh yêu cầu thực hiện nghiêm Nghị quyết số 128 của Chính phủ phù hợp với thực tiễn của thành phố và từng địa phương. Dự báo ca bệnh Covid-19 sẽ tăng cao trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán sắp tới, ông Phong cho biết thành phố đã giao Sở Y tế và các đơn vị xây dựng kịch bản khi có 100.000 ca bệnh và đề nghị chủ động chuẩn bị nghiêm túc cho tình huống này.
Thành phố đã thống nhất quan điểm, trừ 4 quận lõi (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng), các quận, huyện còn lại xây dựng phương án cách ly F1 tại nơi lưu trú. Tuy nhiên, chỉ cách ly tại nhà khi đã nghiên cứu kỹ và có tiêu chuẩn cụ thể đáp ứng đủ điều kiện. Nếu xuất hiện 30.000 ca bệnh trở lên, thành phố sẽ chia ra 4 cấp độ điều trị cho F0. Bệnh viện của thành phố là cấp độ 1; bệnh viện tuyến quận, huyện là cấp độ 2; trung tâm y tế xã, phường là cấp độ 3; cấp độ 4 là khi đã quá tải, điều trị tại nhà. Thành phố cũng đã giao Sở Y tế nghiên cứu thí điểm điều trị F0 thể nhẹ tại nhà.
Ngoài ra, Phó Bí thư Thành ủy giao Bộ Tư lệnh Thủ đô chịu trách nhiệm về công tác cách ly tập trung F1 ở 4 quận lõi: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng. Sở Y tế phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng phần mềm quản lý, điều trị các trường hợp F0 tại nhà; địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm trong phòng, chống dịch.
Theo báo cáo của Sở Y tế, Hà Nội đang cách ly gần 8.000 trường hợp là các F1 và người nhập cảnh tại 25 cơ sở cách ly tập trung. Các quận, huyện đã rà soát, lập danh sách thành lập các khu cách ly tập trung nhằm nâng công suất lên 100.000 chỗ cách ly. Đến nay, 30/30 quận, huyện, thị xã đã xây dựng, phê duyệt kế hoạch, phương án triển khai trạm y tế lưu động tại 508 xã, phường, thị trấn. Dự kiến, mỗi thôn, xóm, cụm dân cư phải có một địa điểm, sẵn sàng đáp ứng công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
PV
Hà Nội: Học sinh lớp 9 ở 17 huyện, thị xã trở lại trường học trực tiếp từ 22/11