Phần ngọn của cây nêu được trang trí bằng đèn lồng
Cây nêu được xem là một biểu tượng của sự đấu tranh giữa thiện và ác nhằm bảo vệ cuộc sống bình yên cho mọi người. Theo thời gian, cùng với sự phong phú của các đồ lễ treo trên ngọn cây, cây nêu được coi là cây vũ trụ nối liền đất với trời, hàm chứa ý thức về lãnh thổ của người Việt. Chính vì thế, mỗi độ Tết đến Xuân về mỗi nhà đều chuẩn bị và dựng một cây nêu với mong muốn sẽ tránh những điều xui và mang lại thật nhiều may mắn trong năm mới.
Cây nêu được coi là biểu tượng thiêng liêng tránh những xui xẻo, mang lại nhiều may mắn trong năm mới.
Theo ghi nhận, những ngày này tại xã Tân Hương, ngoài công việc đồng áng, người dân trong xã đều tranh thủ thời gian để chuẩn bị cho nhà mình một cây nêu để đón Tết. Nêu chủ yếu được được làm từ cây tre dài khoảng 7 đến 14 mét, chặt hết lá chỉ để lại vài nhánh lá trên ngọn. Sở dĩ phải lựa chọn cây tre là bởi cây tre có nhiều đốt, tượng trưng cho các bậc thang để Thần linh đi về, đồng thời mang sinh khí của đất trời giúp cho mùa màng tươi tốt.
Rợp bóng cờ hoa trước thềm Xuân Nhâm Dần.
Cây nêu thường được trồng trước sân mỗi gia đình vào dịp Tết Nguyên Đán. Phần thân cây có thể được trang trí bằng lá cây đùng đình, đèn lồng, câu đối, chuông gió... Bên trên ngọn cây nêu được trang trí bằng đèn lồng và đèn led để thêm phần rực rỡ.
HOÀNG NGHĨA
4 luật trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng sẽ được sửa đổi trong năm 2022