/ Dọc đường tố tụng
/ Hải Phòng: Sản xuất khẩu trang trái phép, thuê xe cứu thương chở đi tiêu thụ

Hải Phòng: Sản xuất khẩu trang trái phép, thuê xe cứu thương chở đi tiêu thụ

05/01/2021 18:02 |

(LSO) -Ngày 20/4, Công an TP. Hải Phòng đã tiến hành lập biên bản tạm giữ hơn 7.000 chiếc khẩu trang sản xuất trái phép được vận chuyển trên xe cứu thương đang được đem đi tiêu thụ

Lái xe cứu thương Phạm Văn Vương (án trắng) đã sử dụng xe cứu thương chở khẩu trang đi tiêu thụ.

Tối ngày 19/4, Công an huyện Vĩnh Bảo cùng Phòng Cảnh sát kinh tế và Cục Quản lý thị trường TP. Hải Phòng đã tiến hành kiểm tra xe ô tô cứu thương mang BKS 15B-029.91, do Phạm Văn Vương (sinh 1980, ở 38/418 Đồng Hòa, Kiến An), điều khiển chở 3 thùng giấy chứa 150 hộp khẩu trang y tế, tương đương 7.500 chiếc.

Xe ô tô cứu thương BKS 15B-029.91.

Qua quá trình kiểm tra, lái xe Phạm Văn Vương khôngxuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa trên và khai nhậnchở thuê cho một xưởng may gia công tại xã Quang Phục, huyện Tiên Lãng.

Lực lượng chức năng tiếp tục kiểm tra xưởng đóng mũi giày Khánh Nga, tại thôn Hoàng Đông, xã Quang Phục, huyện Tiên Lãng, do ông Nguyễn Quốc Khánh (SN 1966, làm chủ), phát hiện thêm 55 vỏ hộp nhãn hiệu Hinaco; 4 hộp thành phẩm đóng trong vỏ hộp ghi “Khẩu trang kháng khuẩn cao cấp” gồm 200 chiếc, còn 800 chiếc khẩu trang (500 chiếc khẩu trang màu xanh và 300 khẩu trang màu trắng) hàng rời chưa đóng vào hộp.

Chủ cơ sở thừa nhận, lợi dụng lúc tình hình dịch bệnh Covid-19 đang căng thẳng, vợ của Nguyễn Quốc Khánh là Nguyễn Thị Nga (sinh 1973), đã thu gom nguyên liệu và thuê nhân công tiến hành sản xuất khẩu trang trái phép và không được cơ quan chức năng kiểm định.

Cơ quan chức năng kiểm tra cơ sở sản xuất khẩu trang trái phép.

Để qua mặt các lực lượng chức năng, Nguyễn Thị Nga còn thuê xe cứu thương vận chuyển số khẩu trang đi tiêu thụ.

Được biết, xưởng may Khánh Nga mới đi vào hoạt động trên địa bàn huyện Tiên Lãng, số lượng công nhân tại xưởng may duy trì từ 5 đến 7 người.

Điều 6 Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định về các hành vi không được thực hiện khi sử dụng xe ô tô cứu thương:
- Sử dụng xe ô tô cứu thương để chuyên chở hàng hóa, hành khách và dịch vụ kinh doanh khác;
- Tự thực hiện việc cải tạo, thay đổi kết cấu, nội dung của xe để phục vụ cho mục đích khác;
- Sử dụng xe ô tô cứu thương không đúng theo mục đích, yêu cầu và các quy định của pháp luật.
Hành vi buôn bán, sản xuất khẩu trang trái phép nhằm tiêu thụ thì sẽ bị xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật như sau:
Theo Điều 17, Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định, hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.

LÂM HOÀNG (t/h)

/tranh-cai-phap-ly-ve-nguoi-quay-clip-doi-tuong-xe-om-cuong-buc-phu-nu-thieu-nang-o-tp-hcm.html