(LSO) - Nhiều lãnh đạo trường THPT vùng khó khăn chỉ ra rằng tính toán của Bộ Giáo dục và Đào tạo phải dựa trên bình diện quốc gia chứ không thể nhìn vào một số trường hoặc một số địa phương làm tốt để “áp” cho đại trà. Nếu lấy mốc muộn nhất là ngày 15/6 trở lại trường là gấp gáp, thậm chí không đủ thời gian cho việc tổ chức các bài kiểm tra định kỳ cho học sinh theo đúng quy định hiện hành.
Ông Nguyễn Hữu Độ – Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo cho biết Bộ đã trình Chính phủ phương án thi THPT quốc gia, ứng phó với Covid-19. Hai kịch bản thi được Bộ đưa ra, trong đó có cả tình huống không tổ chức kỳ thi này. Vậy liệu hai phương án này có khả thi trên thực tế không?
Phương án vẫn tổ chức thi THPT quốc gia
Theotính toán của Bộ, nếu dịch bệnh được kiểm soát, học sinh có thể đi học trướcngày 15/6, kỳ thi THPT quốc gia vẫn có thể được tổ chức vào ngày 08-11/8. Vìsau khi kết thúc năm học vào ngày 15/7, học sinh cuối cấp còn gần một tháng đểôn tập trước khi thi, bằng thời gian được ôn những năm trước.
Mặtkhác, từ khi có hướng dẫn dạy học trực tuyến và qua truyền hình của Bộ hôm25/3, các trường đều dạy và học theo phương thức này. Nếu tính từ 15/4 – thờigian các trường dạy học trực tuyến, trên truyền hình (một số nơi triển khai sớmhơn), cộng với thời gian dạy học trực tiếp khi học sinh quay lại trường (muộnnhất là 15/6) thì vẫn đủ thời gian để hoàn thành chương trình năm học.
Theoông Độ, nếu vẫn tổ chức thi THPT quốc gia, phương thức cơ bản như năm 2019,nhưng xem xét giảm số môn thi. Hiện chương trình học kỳ II của lớp 12 đã đượctinh giản từ 19 tuần xuống có thể hoàn thành trong 10 tuần, trong đó học sinhđã học hai tuần trước Tết. “Bộ khẳng định nội dung tinh giản sẽ không có trongđề thi và sẽ giảm nhẹ thêm yêu cầu với học sinh”, ông Độ nói.
Ông Dương Minh Châu - Hiệu trưởng trường THPT Phú Riềng (huyện Phú Riềng, Bình Phước) rất đồng tình với hai phương án thi tốt nghiệp THPT được Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Chính Phủ trong thời gian qua.
"Hai phương án thi đó đều có tính khả thi, tuy nhiên tôi luôn mong muốn được thực hiện phương án thi THPT như các năm trước đây, nhưng điều này có thực hiện được hay không cũng phụ thuộc rất lớn tình hình dịch bệnh Covid-19 trong thời gian tới", ông Châu nói.
Theo ông Châu, nếu học sinh đi học vào ngày 15/6 lúc này thời gian để kết thúc năm học không còn nhiều nữa, điều này cũng làm cho học sinh, giáo viên có những khó khăn và áp lực nhất định. "Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giảm tải nội dung chương trình dạy học và ra đề thi minh họa nên giáo viên và học sinh đã có định hướng trong việc ôn tập và tôi nghĩ đến lúc đi học lại Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có hướng dẫn cụ thể hơn nữa thì học sinh và giáo viên sẽ thuận tiện hơn".
Phương án không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia
Nếu dịch bệnh phức tạp hơn, vì lý do bất khả kháng, Bộ Giáo dục và Đào tạo tính toán đến phương án không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia mà giao cho các địa phương xét tốt nghiệp THPT. Ông Độ cho biết sẽ xin ý kiến Chính phủ và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép việc này để phù hợp với Luật Giáo dục.
Chị Nguyễn Hương Mơ - phụ huynh học sinh ở Đồng Xoài, Bình Phước chia sẻ: "Theo tôi, trước tình hình dịch bệnh như hiện nay thì phương án giao cho các địa phương tự tiến hành xét tốt nghiệp THPT bằng học bạ là phương án khả thi hơn. Còn với các trường đại học, cao đẳng học sinh có thể tham gia kỳ xét tuyển riêng của từng trường".
Tình hình dịch bệnh hiện nay chưa thể khẳng định là các em học sinh có thể đi học lại vào trước ngày 15/6 hay không, lúc này thời gian kết thúc năm học không còn nhiều nữa. Với lượng kiến thức khổng lồ, tuy nói là sẽ tinh giảm nội dung nhưng điều này ít nhiều cũng sẽ gây áp lực lớn cho học sinh cũng như giáo viên trong việc ôn thi cho các em.
"Hiện nay, các trường trên cả nước đều tiến hành tổ chức học trực tuyến cho các em. Tuy nhiên, theo tôi nhận thấy cách học này các em học sinh chỉ nắm được 40-50% kiến thức so với việc các em học trực tiếp trên lớp, do gặp khó trong việc tương tác với giáo viên, điều này khiến các em không thể theo kịp chương trình để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp sắp tới", chị Mơ bày tỏ sự lo lắng.
Gây áp lực cho học sinh, giáo viên
Căn cứ mốc thời gian 15/6 để xác định cụ thể phương án thi THPT quốc gia 2020 liệu có khả thi? Theo ông Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng trường Marie Curie (Hà Nội), mốc thời gian này không khả thi, nên thay đổi, chuyển sang là 15/5. Vì nếu lấy mốc 15/6, mà chẳng hạn đến đầu tháng 6 học sinh mới được đến trường trở lại thì lúc đó vẫn quyết định thi THPTQG. Khi đó, thời gian để học sinh và giáo viên hoàn tất những nhiệm vụ không thể thiếu được của năm học là cực kỳ căng thẳng.
Theo đó, nếu lấy mốc 15/6 đến thời gian dự kiến tổ chức thi THPTQG thì còn có khoảng 27 buổi học. Mà 27 buổi học, học sinh phải làm 39 bài kiểm tra định kỳ, trong đó gồm bài kiểm tra hệ số 2 và bài kiểm tra học kỳ 2. 39 bài kiểm tra định kỳ làm trong 27 buổi thì bình quân hơn 1,4 bài kiểm tra trong một buổi, nghĩa là học sinh cứ đến trường trong 27 buổi là kiểm tra, hôm 01 bài, hôm phải 02 bài. Điều đó dẫn đến áp lực liệu học sinh có chịu nổi hay không? Giáo viên có đủ sức và thời gian để chấm bài hay không?
Ông Khang chia sẻ, nếu lúc bấy giờ mới quyết định là không tổ chức thi THPTQG thì các trường Đại học, Cao đẳng sẽ phải chuyển hướng tuyển sinh theo cách của mình. Khi đó, các trường đại học, cao đẳng cũng bị động, không chuẩn bị đươc phương án kịp thời, gây áp lực.
"Vậy nên nếu lấy mốc 15/6 thì quá gấp gáp. Mà học online thì không thể có chất lượng như học trực tiếp. Như vậy không có thời gian để củng cố lại, lấp lại lỗ hổng kiến thức trong quá trình học online", ông Khang nói.
Nhiều lãnh đạo trường THPT vùng khó khăn chỉ ra rằng tính toán của Bộ Giáo dục và Đào tạo phải dựa trên bình diện quốc gia chứ không thể nhìn vào một số trường hoặc một số địa phương làm tốt để “áp” cho đại trà. Nếu lấy mốc muộn nhất là ngày 15/6 trở lại trường là gấp gáp, thậm chí không đủ thời gian cho việc tổ chức các bài kiểm tra định kỳ cho học sinh theo đúng quy định hiện hành.
NHÓM PV