Luật sư Lê Quang Y, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai trao đổi tại buổi Hội thảo tổng kết.
Tham dự có các đại diện của Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai, đại diện Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, đại diện Viện Trọng tài Singapore; đại diện các cơ quan ban ngành tỉnh Đồng Nai; Văn phòng Luật, Luật sư; Hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp, Khu chế xuất tại tỉnh Đồng Nai.
Tại buổi đào tạo Kỹ năng áp dựng phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án các Luật sư với vai trò diễn giả đã chia sẻ nhiều thông tin hữu ích, đa dạng, chuyên sâu về các vấn đề pháp lý trong hoạt động phát triển phương thức hòa giải ngoài Tòa án. Mỗi chuyên đề đều phân tích rõ tính ưu và nhược điểm của các phương thức khi có tranh chấp thương mại. Đặc biệt, chuyên đề “Kỹ năng giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại” đã cung cấp và phân tích đến các Luật sư rất nhiều kiến thức cũng như kỹ năng xỷ lý khi hòa giải.
Các diễn giả cũng làm rõ khuôn khổ quy định của pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế về hòa giải thương mại, đồng thời nhấn mạnh đây là lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp nhằm tối ưu thời gian, chi phí và duy trì quan hệ hợp tác.
Trao đổi tại buổi đào tạo, đại diện hội Xuất nhập khẩu Đồng Nai cho biết, trong thực tiễn, mục đích cuối cùng mà các doanh nghiệp hướng đến khi xảy ra tranh chấp thương mại là vụ việc được giải quyết nhanh chóng, hợp lý trên cơ sở đảm bảo quyền và lợi ích của các bên nằm trong phạm vi chấp nhận được.
Đồng thời, cũng do thói quen ngại kiện tụng nên thông thường doanh nghiệp sẽ lựa chọn thương lượng hoặc hòa giải, sau đó mới cần đến trọng tài và cuối cùng sẽ đến Tòa án.
Toàn cảnh buổi Hội thảo.
Hiện nay, Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện khung pháp lý cho các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại. Cụ thể, việc ban hành Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại đã thể chế hóa Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách ngành tư pháp đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh “khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài; Tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó”.
Chụp hình lưu niệm kết thúc buổi Hội thảo kết hợp đào tạo.
Trong xu thế phát triển toàn cầu hiện nay, Việt Nam đã có nhiều cam kết và hành động mạnh mẽ để cải cách theo hướng kiến tạo nhiều hơn nữa, với mục tiêu xây dựng một môi trường đầu tư kinh doanh với nhiều điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, cho doanh nghiệp đồng thời giúp doanh nghiệp có thể kinh doanh lâu dài, bền vững tại Việt Nam.
Do đó, xu hướng sử dụng hòa giải, trọng tài để giải quyết tranh chấp thương mại ngày một tăng. Cùng với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của hoạt động hòa giải tại Việt Nam, khung pháp luật và chính sách của Việt Nam đối với hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại đã và đang dần được hoàn thiện.
Buổi Hội thảo kết hợp đào tạo chuỗi hoạt động phát triển phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án tại Đồng Nai là một hoạt động thật sự thiết thực và bổ ích.
KIM CHI
Cảnh giác việc ký kết các 'Hợp đồng đầu tư trái phiếu' với các tổ chức trung gian