/ Đời sống - Xã hội
/ Hướng dẫn giáo viên tiểu học triển khai 10 nhiệm vụ năm học 2022-2023

Hướng dẫn giáo viên tiểu học triển khai 10 nhiệm vụ năm học 2022-2023

02/09/2022 08:33 |

(LSVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Văn bản số 4088 hướng dẫn các Sở GD&ĐT triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với giáo dục tiểu học bằng 5 nhiệm vụ chung, 5 nhiệm vụ cụ thể.

3 tỉnh, thành phố chưa ấn định thời gian cho học sinh đến trường

Ảnh minh họa. 

Cụ thể, 5 nhiệm vụ chung gồm:

- Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 bảo đảm an toàn trường học; chủ động, linh hoạt thực hiện kế hoạch năm học, phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh.

- Thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) cấp tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 32 (Chương trình GDPT 2018) đối với lớp 1, lớp 2, lớp 3 và Chương trình GDPT cấp tiểu học ban hành theo Quyết định số 16 (Chương trình GDPT 2006) đối với lớp 4, lớp 5.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; thực hiện xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng để có đủ giáo viên, bảo đảm chất lượng dạy học các môn học theo chương trình GDPT cấp tiểu học.

- Chú trọng thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và thực hiện giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc theo quy định của Luật giáo dục 2019.

- Chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học; khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Bên cạnh đó, 5 nhiệm vụ cụ thể gồm:

- Thực hiện chương trình GDPT: Theo đó thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn trường học trong phòng, chống dịch bệnh, thực hiện mục tiêu kiên trì và nâng cao chất lượng giáo dục: Chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục; Nâng cao hiệu quả phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và phương pháp, hình thức đánh giá.

- Thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp, duy trì, củng cố kết quả phổ cập giáo dục và thực hiện công bằng trong tiếp cận giáo dục thông qua: Rà soát, quy hoạch hợp lý mạng lưới trường, lớp; Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục và đảm bảo hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; Thực hiện hiệu quả tổ chức dạy học môn học Tiếng dân tộc thiểu số và tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Thực hiện giáo dục đối với trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Thực hiện hiệu quả lớp học linh hoạt, lớp ghép.

- Củng cố và tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục bằng củng cố phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo.

- Tăng cường huy động nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục;

- Đẩy mạnh công tác truyền thông.

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT yêu cầu trên cơ sở những nội dung hướng dẫn và căn cứ vào tình hình thực tiễn tại địa phương. Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện. Trong quá trình triển khai nếu vướng mắc Sở GD&ĐT phản ánh về Bộ GD&ĐT để kịp thời giải quyết.

PV

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Pháp lệnh xử phạt hành vi cản trở hoạt động tố tụng

Lê Minh Hoàng