/ Thư viện pháp luật
/ Hướng dẫn quy trình công nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng

Hướng dẫn quy trình công nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng

15/08/2022 09:33 |

(LSVN) - Mới đây, Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 55/2022/TT-BQP hướng dẫn quy trình công nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.

Ảnh minh họa.

Cụ thể, Thông tư 55/2022/TT-BQP hướng dẫn quy trình công nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, tại Nghị định số 131/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

Theo đó, Thông tư 55/2022/TT-BQP hướng dẫn cụ thể về 24 quy trình công nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng với 23 đối tượng, trường hợp khác nhau, cụ thể như sau:

1 - Quy trình công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 và người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 quy định tại khoản 5, Điều 7 và khoản 5, Điều 12, Nghị định 131/2021/NĐ-CP.

2 - Quy trình lập hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ đang tại ngũ, công tác quy định tại khoản 1, khoản 4, Điều 18, Nghị định 131/2021/NĐ-CP.

3 - Quy trình thực hiện chế độ ưu đãi đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến đang tại ngũ, công tác quy định tại khoản 5, Điều 32, Nghị định.

4 - Quy trình công nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ đang tại ngũ, công tác quy định tại điểm a khoản 1, Điều 39, Nghị định.

5 - Quy trình khám giám định lại tỉ lệ tổn thương cơ thể đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang tại ngũ, công tác có vết thương đặc biệt tái phát và điều chỉnh chế độ quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 41, Nghị định.

6 - Quy trình khám giám định lại tỉ lệ tổn thương cơ thể đối với người bị thương đang tại ngũ, công tác còn sót vết thương, còn sót mảnh kim khí hoặc có tỉ lệ tổn thương cơ thể tạm thời hoặc khám giám định bổ sung vết thương và điều chỉnh chế độ quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 42, Nghị định.

7 - Quy trình công nhận bệnh binh đối với quân nhân đang tại ngũ quy định tại khoản 4, Điều 51, Nghị định.

8 - Quy trình tra cứu, xác minh, cấp giấy xác nhận giải mã phiên hiệu, ký hiệu, thời gian, địa bàn hoạt động của đơn vị Quân đội quy định tại khoản 3, Điều 55, Nghị định.

9 - Quy trình cấp giấy xác nhận về thời gian tù và nơi bị tù đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ đang tại ngũ, công tác hoặc đã chuyển ra quy định tại khoản 3, Điều 61, Nghị định.

10 - Quy trình công nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức Cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ bị địch bắt tù, đày đang tại ngũ, công tác quy định tại khoản 2, Điều 63, Nghị định.

11 - Quy trình chốt số lượng, xác nhận và cấp bản sao danh sách, sổ quản lý liệt sĩ, người hy sinh hoặc mất tích; danh sách, sổ quản lý thương binh hoặc người bị thương do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đã lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 72 và điểm a, khoản 2, Điều 76, Nghị định.

12 - Quy trình xác minh, kết luận đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ mất tích trong chiến tranh quy định tại khoản 3 Điều 73 Nghị định.

13 - Quy trình tiếp nhận, hoàn thiện hồ sơ, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh đề nghị công nhận liệt sĩ đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ hy sinh hoặc mất tích trong chiến tranh quy định tại khoản 6, khoản 7, Điều 74, Nghị định.

14 - Quy trình tiếp nhận hồ sơ, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương đề nghị công nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ bị thương trong chiến tranh đã chuyển ra quy định tại khoản 5, Điều 77, Nghị định.

15 - Quy trình công nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ bị thương trong chiến tranh đang tại ngũ, công tác quy định tại khoản 2, Điều 78, Nghị định.

16 - Quy trình thực hiện chế độ điều dưỡng, phục hồi sức khỏe tại nhà đối với người có công đang tại ngũ, công tác quy định tại khoản 4, Điều 86, Nghị định.

17 - Quy trình lập sổ theo dõi, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị chỉnh hình phục hồi chức năng đối với người có công đang tại ngũ, công tác quy định tại khoản 5, Điều 90, Nghị định.

18 - Quy trình xác nhận, đề nghị giải quyết chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 97, Nghị định.

19 - Quy trình cấp lại giấy chứng nhận thương binh đối với thương binh đang tại ngũ, công tác quy định tại khoản 4, Điều 115, Nghị định.

20 - Quy trình tạm đình chỉ, chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công quy định tại Điều 118, Nghị định.

21 - Quy trình hưởng lại chế độ ưu đãi đối với người có công quy định tại Điều 119, Nghị định.

22 - Quy trình giải quyết chế độ trợ cấp một lần khi người có công đang tại ngũ, công tác từ trần quy định tại khoản 5, Điều 123, Nghị định.

23 - Quy trình sửa đổi, bổ sung thông tin cá nhân trong hồ sơ người có công quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 130, Nghị định.

24 - Quy trình di chuyển hồ sơ người có công do Quân đội quản lý quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 128, khoản 1, và điểm b, khoản 2, Điều 132 Nghị định.

Thông tư 55/2022/TT-BQP này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/9/2022.

QUÝ TRẦN

Những nhóm hành vi tiêu cực cần tập trung chỉ đạo phòng, chống

Lê Minh Hoàng