/ Trợ giúp pháp lý
/ Hướng dẫn về quản lý rủi ro mệt mỏi trong dịch vụ điều hành bay

Hướng dẫn về quản lý rủi ro mệt mỏi trong dịch vụ điều hành bay

03/09/2023 11:55 |

(LSVN) - Ngày 23/6/2023, Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT) đã ban hành Quyết định 1292/QĐ-CHK hướng dẫn về quản lý rủi ro mệt mỏi trong dịch vụ điều hành bay.

Ảnh minh hoạ.

Theo đó, Quyết định 1292/QĐ-CHK nêu rõ, hướng dẫn này cung cấp thông tin, chính sách, hướng dẫn chi tiết về quản lý rủi ro mệt mỏi trong dịch vụ điều hành bay, việc xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống quản lý rủi ro mệt mỏi cho cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu (FRMS) phù hợp với các quy định của Việt Nam, các tiêu chuẩn và khuyến cáo thực hành của ICAO; tạo mọi điều kiện để Kiểm soát viên Không lưu có thể làm việc trong môi trường làm việc an toàn bằng cách giảm thiểu các mối nguy hiểm liên quan đến sự mệt mỏi.

Đối tượng áp dụng và phạm vi áp dụng: Hướng dẫn FRMS được áp dụng cho lực lượng kiểm soát viên không lưu, các cán bộ và nhân viên khác có liên quan đến việc cung cấp dịch vụ điều hành bay tại Việt Nam.

Trong đó, yêu cầu về FRMS cho Kiểm soát viên Không lưu (KSVKL) được thiết lập dựa trên các nguyên tắc có tính khoa học, kiến thức và kinh nghiệm khai thác nhằm mục đích đảm bảo rằng KSVKL làm việc với mức độ tỉnh táo thích hợp.

Giới hạn thời gian làm việc:

Tổ chức cung cấp dịch vụ ATS xây dựng lịch trực cho Kiểm soát viên Không lưu phù hợp với dịch vụ được cung cấp và tuân thủ quy định về giới hạn được xây dựng có tính đến sự mệt mỏi mãn tính và mức độ tăng dần, các yếu tố sinh học và loại công việc đang được làm. những quy định này bao gồm các nội dung:

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: Thực hiện theo các quy định của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi và Thông tư 42/2011/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc thù trong ngành Hàng không;

- Thời gian làm việc tại vị trí và thời gian nghỉ giữa các phiên trực;

- Xây dựng một quy trình phân công trực dự phòng hoặc trực “on-call” sẵn sàng cho các trường hợp bất thường về lực lượng lao động (thiếu hụt lao động vì lý do đột xuất, cần huy động thêm nhân lực,...).

Trong trường hợp xảy ra tình huống bất ngờ, hoạt động khai thác bất thường hoặc trường hợp khẩn cấp gây uy hiếp đến tính mạng, an ninh, an toàn hàng không cũng như tài sản, trang thiết bị hàng không, tổ chức cung cấp dịch vụ ATS có quyền huy động người lao động làm việc ngay lập tức mà không bị giới hạn bởi số giờ làm việc, số giờ làm thêm trong ngày.

Trường hợp thay đổi nội dung các quy định giới hạn đã ban hành để xử lý rủi ro phát sinh liên quan, tổ chức cung cấp dịch vụ ATS phải chứng minh rằng mọi rủi ro liên quan đều được quản lý ở mức độ an toàn tương đương hoặc thông qua các yêu cầu về quản lý mệt mỏi, đồng thời phải lưu lại bằng văn bản các nội dung về:

- Lý do thực hiện khác quy định;

- Mức độ sai lệch;

- Ngày và thời gian sai lệch;

- Đánh giá và quản lý rủi ro.

NGUYÊN TRẦN

Hướng dẫn tính số lượng công chức cấp xã tăng thêm theo tiêu chuẩn quy mô dân số

Nguyễn Hoàng Lâm