Ảnh minh họa.
Công tác phổ biến, quán triệt, tuyên truyền Chỉ thị số 04-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và các văn bản chỉ đạo về thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế không ngừng được chú trọng, hiệu quả từng bước được nâng cao; qua đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu các cấp đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt trong quá trình thực hiện công tác PCTN, tiêu cực nói chung và công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế nói riêng.
Việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế thường xuyên triển khai đạt kết quả tốt; công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế ngày càng phát huy hiệu quả tích cực. Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm sát thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế thường xuyên được triển khai kịp thời, qua đó phát hiện, khắc phục những tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và xử lý nghiêm những sai phạm, tiêu cực trong công tác thu hồi tài sản.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc, cụ thể như: Hiện nay, pháp luật thi hành án dân sự chưa quy định trình tự, thủ tục thi hành các khoản thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, nhất là việc thi hành các biện pháp tư pháp liên quan đến tiền, tài sản; một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 chưa theo kịp với yêu cầu của công tác PCTN, nhất là quy định về trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản của các bị can, bị cáo trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử (còn mang tính tùy nghi, không mang tính bắt buộc áp dụng…) dẫn đến một số vụ việc số tiền phải thi hành án lớn nhưng tài sản để đảm bảo thi hành án có giá trị rất nhỏ, trong khi đó việc Cơ quan Thi hành án dân sự xác minh, truy tìm được thêm tài sản hoặc nguồn thu nhập khác của người phải thi hành án rất hạn chế. Nguyên nhân là do cơ chế quản lý tài sản ở nước ta còn chưa chặt chẽ, thống nhất, các giao dịch kinh tế, dân sự hiện nay vẫn thanh toán tiền mặt nên khó kiểm soát được thu nhập, tài sản của tổ chức, cá nhân, khó truy tìm nguồn gốc của tài sản và cũng gây khó khăn cho việc áp dụng các biện pháp phong tỏa, kê biên tài sản của cơ quan có thẩm quyền. Đặc biệt, trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, người phải thi hành án là những chủ thể có chức vụ, quyền hạn và có trình độ nên có sự chuẩn bị kỹ, đối phó ngay từ khi thực hiện các hành vi phạm tội, chủ động xóa dấu vết, tiêu hủy giấy tờ, chứng cứ, che giấu, tẩu tán tài sản, gây khó khăn trong xác minh, truy tìm tài sản để đảm bảo cho việc thu hồi tài sản.
Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nêu trên và nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, tác giả kiến nghị cần triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các chủ trương của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước về công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, nhất là Chỉ thị số 04-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Luật PCTN năm 2018 và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn có liên quan.
Thứ hai, tiếp tục đề ra các giải pháp phòng ngừa tham nhũng để giảm bớt thiệt hại, thất thoát về tài sản tham nhũng. Tăng cường công tác kê khai, công khai việc kê khai tài sản phục vụ PCTN; đồng thời, thường xuyên kiểm tra, giám sát, sớm phát hiện các vi phạm để ngăn chặn, khắc phục kịp thời, nâng cao bản lĩnh chính trị của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu đối với công tác thu hồi tài sản tham nhũng.
Thứ ba, tích cực tham gia việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt; Cơ sở dữ liệu trong các lĩnh vực bất động sản, ngân hàng, chuyển nhượng vốn góp, cổ phần để kiểm soát tài sản chặt chẽ, hạn chế việc tẩu tán, che giấu, hợp thức hoá tài sản do phạm tội mà có, tạo thuận lợi cho công tác thu hồi tài sản tham nhũng khi các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan trong công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn như: thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, đất đai, phong toả tài khoản ngay trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử.
Thứ sáu, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát tài sản, thu nhập để nâng cao hơn nữa hiệu quả phòng ngừa, phát hiện, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế, tiêu cực và thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trách nhiệm thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị và địa phương trong việc chấp hành pháp luật về PCTN gắn với công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi, các vụ việc tham nhũng, tiêu cực.
Thứ bảy, Cơ quan Thi hành án dân sự các cấp kịp thời xử lý theo pháp luật tài sản đã kê biên, phong toả, tạm giữ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, đồng thời tích cực xác minh, truy tìm và xử lý tài sản trong giai đoạn thi hành án. Tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, tự kiểm tra đối với việc tổ chức thi hành các vụ việc về thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Cơ quan điều tra các cấp trong quá trình điều tra cần tiếp tục đảm bảo tiến hành song song với việc xác minh tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt của Nhà nước để áp dụng kịp thời các biện pháp ngăn chặn tẩu tán tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.
Thứ tám, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế để góp phần nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản. Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, bảo đảm đủ số lượng, vững mạnh về chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, thực sự liêm, chính, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng với yêu cầu của công tác PCTN và thu hồi tài sản tham nhũng.
Luật gia ĐỖ VĂN NHÂN
Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum
Bàn về việc xác định tuổi của bị hại dưới 18 tuổi và bị hại đủ 70 tuổi trong vụ án hình sự