LSVNO - Để khắc phục tình trạng có quá nhiều lực lượng kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên đường thì nên quy định theo hướng giao lực lượng Cảnh sát giao thông chịu trách nhiệm chủ yếu trong công tác này.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thôngbáo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về Đềnghị xây dựng Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và Đề nghị xây dựng Luật Bảo đảmtrật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Thông báo nêu rõ, về Đề nghị xây dựng Luật Giao thông đườngbộ (sửa đổi), trước mắt, giữ nguyên phạm vi điều chỉnh như Luật Giao thông đườngbộ hiện hành.
Bộ Giao thông vận tải tiếp tục đánh giá tác động đầy đủ, toàn diện, trong đó có đánh giá tác động về mặt lập pháp, đối với các nội dung quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; phân định rõ nội dung quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực giao thông và quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Đồng thời, xác định rõ hơn việc phân công trách nhiệm của Bộ Công an và các lực lượng có liên quan trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Để khắc phục tình trạng có quá nhiều lực lượng kiểm tra, kiểmsoát, xử lý vi phạm trên đường thì nên quy định theo hướng giao lực lượng Cảnhsát giao thông chịu trách nhiệm chủ yếu trong công tác này.
Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải chỉnh lý, hoàn thiệnHồ sơ Đề nghị xây dựng Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), phối hợp với Bộ Tưpháp để tổng hợp vào Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháplệnh năm 2021 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020(trình Quốc hội dự án Luật trong năm 2020) để kịp trình Ủy ban Thường vụ Quốc hộiđúng tiến độ theo quy định.
Tiếp tục hoàn thiện đề nghị xây dựng Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ
Về Đề nghị xây dựng Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thôngđường bộ, về cơ bản, Phó Thủ tướng đồng ý về sự cần thiết xây dựng Luật Bảođảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Cần cân nhắc phạm vi và mức độ điều chỉnh của dự án Luật nàyđối với các vấn đề về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ để bảo đảmtính thống nhất, đồng bộ trong nội dung điều chỉnh của dự án Luật giao thông đườngbộ (sửa đổi), cũng như của hệ thống pháp luật nói chung, tránh chồng chéo,trùng lắp. Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi)có thể cân nhắc quy định một số vấn đề về bảo đảm trật tự, an toàn giao thôngđường bộ (trên cơ sở Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quyđịnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt).Khi xây dựng Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ kế thừa nộidung này của Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và bổ sung thêm các chính sách,nội dung cần thiết phục vụ yêu cầu bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộphù hợp với chức năng, thẩm quyền của Bộ Công an.
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải vàcác bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề nghị xây dựng Luật Bảođảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, làm rõ hơn sự cần thiết, các đề xuấtchính sách, đánh giá tác động đầy đủ, toàn diện, bảo đảm đúng các yêu cầu lậppháp theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; trình Chính phủxem xét, quyết định vào cuối năm 2020 để đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựngluật, pháp lệnh của Quốc hội.
Cần thiết xây dựng luật về các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Văn phòng Chính phủ vừa có thôngbáo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về Đềnghị xây dựng Luật Lực lượng trị an cơ sở.
Thông báo kết luận nêu rõ, Phó Thủ tướng đồng ý về sự cầnthiết xây dựng Luật Lực lượng trị an cơ sở.
Về nội dung Đề nghị xây dựng Luật, Phó Thủ tướng yêu cầu BộCông an lưu ý, cần xác định lại tên gọi của Luật cho phù hợp hơn. Có thể lấytên là Luật về các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; xác địnhrõ tính chất, vị trí, vai trò của các lực lượng trong việc tham gia bảo vệ anninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở và vai trò, trách nhiệm của Nhà nước, củalực lượng Công an đối với các lực lượng này. Trên cơ sở đó, quy định cơ chếphát huy quyền làm chủ, sự tự nguyện của nhân dân ở cơ sở tham gia bảo vệ anninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, dưới sự lãnh đạo của Đảng và quảnlý của chính quyền địa phương.
Tiếp tục nghiên cứu, làm rõ hơn tính hợp lý, tính khả thi, dựbáo của nội dung, các giải pháp và điều kiện bảo đảm thực hiện các chính sáchtrong Đề nghị xây dựng Luật, tạo sự đồng thuận cao giữa các bộ, ngành liênquan, nhất là đối với Chính sách 4 (xác định cụ thể việc bảo đảm điều kiện hoạtđộng cụ thể cho các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội ởcơ sở do địa phương tự cân đối kết hợp với huy động nguồn lực trong nhân dân,phát huy tính tự quản gắn với đẩy mạnh thực hiện hình thức tự quản ở cộng đồngdân cư dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, quản lý của chính quyền).
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an nghiên cứu, đề xuất quy địnhtheo hướng không đưa lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp vào phạm vi điều chỉnhcủa dự án Luật (để tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành).
Phạm vi điều chỉnh của dự án Luật liên quan đến nhiều luậtvà văn bản dưới luật. Do vậy, Bộ Công an cần rà soát, đánh giá tác động đầy đủ,toàn diện các vấn đề liên quan đến xã hội, các quy định của pháp luật hiện hànhđang điều chỉnh các vấn đề liên quan đến nội dung các chính sách dự kiến của Đềnghị xây dựng Luật để đề xuất hướng xử lý cho phù hợp, bảo đảm tính thống nhất,đồng bộ, không để chồng chéo, trùng lắp hoặc mâu thuẫn.
Phó Thủ tướng giao Bộ Công an tiếp thu các ý kiến tham gia, khẩn trương chỉnh lý, hoàn thiện Hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật bảo đảm chất lượng; gửi Bộ Tư pháp thẩm định; trình Chính phủ xem xét, đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội cho bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021.
PV