Ảnh minh hoạ.
Cụ thể, tại cuộc họp, các bộ, cơ quan phản ánh vướng mắc chủ yếu liên quan đến các quy định phân cấp thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư công sử dụng vốn ngân sách nhà nước của cơ quan chuyên môn; thẩm quyền kiểm tra điều kiện nghiệm thu công trình các cơ quan trung ương có ngành dọc như giao thông, nông nghiệp... Về tổ chức thực hiện, thủ tục đầu tư các dự án khởi công mới kéo dài từ khâu lựa chọn nhà thầu tư vấn khảo sát, lập thiết kế bản vẽ thi công - dự toán, phê duyệt thiết kế đến bước lựa chọn nhà thầu thi công, nhất là các dự án có tổng mức đầu tư lớn.
Bên cạnh đó, năng lực một số nhà thầu tư vấn còn yếu kém dẫn đến chất lượng công tác tư vấn, hồ sơ còn hạn chế nên khi khảo sát, thiết kế và triển khai thi công thực tế phải dừng để xử lý hoặc điều chỉnh dự án, dẫn đến tỉ lệ giải ngân kế hoạch vốn chậm.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị tại cuộc họp cũng như của 4 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 để đề xuất các giải pháp tháo gỡ. Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc điều chuyển vốn từ năm 2022 sang năm 2023, tránh tình trạng các dự án đầu tư dở dang đồng thời kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư để tránh sai phạm, thất thoát trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
Ngoài ra, đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cần có cơ chế thuận lợi hơn bởi các dự án này phải đáp ứng tiêu chí kép, vừa tuân thủ pháp luật trong nước, vừa đáp ứng các quy định ngặt nghèo của nước sở tại về quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.
PV
Sử dụng giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định giả sẽ bị xử lý như thế nào?