/ Thư viện pháp luật
/ Kiểm tra, xử lý việc mượn hồ sơ người khác để ký kết hợp đồng lao động, tham gia BHXH

Kiểm tra, xử lý việc mượn hồ sơ người khác để ký kết hợp đồng lao động, tham gia BHXH

01/01/0001 00:00 |

(LSVN) - Ngày 31/5/2022, Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành Công văn số 1767/LĐTBXH-BHXH về việc người lao động mượn hồ sơ người khác để giao kết hợp đồng lao động.

Ảnh minh họa.

Theo Công văn 1767/LĐTBXH-BHXH, thời gian qua Bộ LĐ-TB&XH đã nhận được phản ánh của một số địa phương về tình trạng người lao động mượn hồ sơ người khác để giao kết hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm xã hội.

Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, việc người lao động mượn hồ sơ người khác để giao kết hợp đồng lao động là vi phạm nguyên tắc "trung thực" tại khoản 1, Điều 15, Bộ luật Lao động 2019 và vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động tại khoản 2, Điều 16, Bộ luật Lao động 2019.

Theo đó, căn cứ điểm b, khoản 1, Điều 49, Bộ luật Lao động 2019, đây là trường hợp hợp đồng vô hiệu toàn bộ.

TAND là cơ quan có quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. Việc xử lý hợp đồng vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết thực hiện theo khoản 2, Điều 51, Bộ luật Lao động 2019 và Điều 10, Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở LĐ-TB&XH, cơ quan bảo hiểm xã hội và các cơ quan có liên quan thông tin, tuyên truyền để người lao động, sử dụng lao động thực hiện đúng quy định của pháp luật lao động.

Ngoài ra, các cơ quan cần thường xuyên kiểm tra, thanh tra để kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo cơ quan bảo hiểm các tỉnh, thành phố rà soát, kịp thời phát hiện và xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

VŨ TRẦN

Đề xuất mới về thời gian trả thưởng với vé số trúng thưởng

Nguyễn Lâm