Toàn cảnh buổi tập huấn.
Đến nay, kết quả xây dựng mô hình chính quyền điện tử (CQĐT) tỉnh Kiên Giang đã đi đến giai đoạn hoàn thiện, hạ tầng kỹ thuật các cơ quan hành chính nhà nước ở mức khá (xếp 14/63 tỉnh/thành). Hạ tầng công nghệ thông tin hoàn chỉnh khung kiến trúc xây dựng CQĐT; 100% cán bộ, công chức cấp huyện, tỉnh được trang bị máy tính, cấp xã đạt trên 80%. Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc liên thông 4 cấp kết nối với trục liên thông văn bản của Chính phủ. Hệ thống một cửa điện tử được triển khai đồng bộ ở 21 sở, ngành, 15 huyện, thành phố và 144 xã, kết nối cung cấp dịch vụ công trực tuyến với cng dịch vụ công của tỉnh…
Kiên Giang đang phấn đấu hoàn thành mô hình CQĐT trong năm 2021 - 2022, bước sang giai đoạn chuyển đổi số để sớm tiếp cận và hình thành mô hình chính quyền số. Với mục tiêu đến năm 2030, Kiên Giang cơ bản hoàn thiện chuyển đổi số toàn diện, đặc biệt là 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Tại buổi tập huấn, ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phổ biến về các nội dung về chuyển đổi số, chính phủ số. Chuyên gia của Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) giới thiệu một số giải pháp phục vụ chuyển đổi số; đề xuất triển khai chuyển đổi số tỉnh Kiên Giang, giải đáp những thắc mắc, kiến nghị của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh,… Từ đó có một cái nhìn tổng quan, rõ nét hơn về chuyển đổi số, về vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số trong xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số theo quan điểm chỉ đạo của Chính phủ.
Hội nghị cũng nhằm bồi dưỡng nâng cao nhận thức, phát huy tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, bồi dưỡng kiển thức về xây dựng chính quyền số; đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng. Hình thành và phát triển môi trường số an toàn, tiện ích phục vụ tối đa nhu cầu sản xuất, kinh doanh cũng như sinh hoạt cộng đồng của người dân.
THÀNH TRUNG
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có thể tra cứu bằng tin nhắn