Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Bộ Công thương ký kết Quy chế phối hợp trong bối cảnh hai bên đã có sự hợp tác toàn diện, thống nhất.
Tham dự Lễ Ký kết về phía Liên đoàn Luật sư Việt Nam có Tiến sĩ, Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam; Các Phó Chủ tịch Luật sư Nguyễn Thị Quỳnh Anh; Tiến sĩ, Luật sư Đào Ngọc Chuyền và Lãnh đạo một số Ủy ban, cơ quan trực thuộc Liên đoàn. Về phía Bộ Công thương có ông Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự, Bộ trưởng, các Thứ trưởng Đặng Hoàng An, Phan Thị Thắng và Lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ.
Trong những năm qua, quá trình hoàn thiện và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật ngành Công thương, đội ngũ Luật sư Việt Nam đã đóng góp nhiều ý kiến, đề xuất nhằm xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp của người dân làm trung tâm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh. Đây cũng là một trong những sứ mệnh cao quý của Luật sư trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế.
Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Bộ Công thương ký kết Quy chế phối hợp.
Phát biểu tại buổi Lễ ký kết, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Tiễn sĩ, Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh cho biết, trong nhiều năm vừa qua, đội ngũ Luật sư Việt Nam đã đồng hành và hỗ trợ pháp lý cho một số đề án, dự án của Bộ và cho một số doanh nghiệp thuộc Bộ Công thương. Như việc đóng góp vào các dự án luật, các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Công thương chuẩn bị trình Quốc hội, Chính phủ; và qua hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của Luật sư cho một số doanh nghiệp.
"Với việc ký kết Quy chế phối hợp này, hai bên sẽ cụ thể hóa những nội dung hợp tác giữa Bộ Công thương và Liên đoàn Luật sư Việt Nam trong giai đoạn mới.
Chúng tôi cũng tin tưởng sự hợp tác giữa Bộ Công thương với Liên đoàn Luật sư Việt Nam sẽ góp phần cho cả hai bên cùng thực hiện đúng đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện có hiệu quả các chức năng nhiệm vụ được pháp luật quy định, được Đảng, Nhà nước giao phó. Qua đó, đội ngũ Luật sư sẽ có cơ hội đóng góp nhiều hơn, có cơ hội cung cấp các dịch vụ pháp lý có chất lượng cho các doanh nghiệp thuộc Bộ Công thương. Đồng thời, chúng tôi tin tưởng Bản quy chế này sẽ là mốc son đánh dấu sự hợp tác giữa hai bên trong thời gian tới", Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh phát biểu.
Đánh giá sự kiền này, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, Quy chế là văn bản quan trọng để tăng cường sự phối hợp giữa Bộ Công thương và Liên đoàn Luật sư Việt Nam, cùng nhau xây dựng quan hệ hợp tác chặt chẽ để góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị pháp lý của hai bên. Đồng thời, việc ký kết Quy chế phối hợp giữa Bộ Công thương và Liên đoàn Luật sư Việt Nam sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công thương. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ hai bên trao đổi thông tin, kịp thời tham mưu lãnh đạo giải quyết những vấn đề liên quan. Các nội dung ký kết sẽ được cụ thể hóa bằng những hành động thực tiễn, để công tác phối hợp đạt được những hiệu quả cao nhất.
Với việc ký kết Quy chế phối hợp này, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Bộ Công thương sẽ cụ thể hóa những nội dung hợp tác giữa cả hai bên trong giai đoạn mới.
Nội dung Quy chế phối hợp giữa Bộ Công thương và Liên đoàn Luật sư Việt Nam gồm 05 Điều, trong đó phương thức và nội dung phối hợp tập trung vào một số điểm chính như sau:
- Phối hợp trong công tác xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế do Bộ Công thương chủ trì soạn thảo theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
- Phối hợp tham vấn ý kiến của Liên đoàn Luật sư Việt Nam và/hoặc các tổ chức thành viên đối với các nội dung cấp bách liên quan đến lợi ích chung của người dân, doanh nghiệp hoặc theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền;
- Phối hợp trong quá trình tổ chức quán triệt, tuyên truyền thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Công thương chủ trì xây dựng, ban hành; trong hoạt động trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và xây dựng mạng lưới tư vấn viên hỗ trợ pháp lý cho doanh nghệp nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực quản lý;
Hai bên thống nhất đơn vị đầu mối phối hợp của Bộ Công thương là Vụ Pháp chế và của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là Tổ công tác về tư vấn đầu tư và thương mại.
- Tổ chức đối thoại giữa Liên đoàn Luật sư Việt Nam với Bộ Công thương hoặc các đơn vị theo chỉ định của Bộ Công thương đối với nội dung cấp bách liên quan đến lợi ích chung của người dân, doanh nghiệp hoặc theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
Để triển khai Quy chế này đồng bộ, hiệu quả, Quy chế đã xác định cụ thể đơn vị đầu mối phối hợp thực hiện Quy chế; trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế… Theo đó, hai bên thống nhất đơn vị đầu mối phối hợp của Bộ Công thương là Vụ Pháp chế và của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là Tổ công tác về tư vấn đầu tư và thương mại. Mỗi bên tự chủ động bố trí nhân lực, kinh phí và thời gian cần thiết thực hiện tốt các nội dung phối hợp theo Quy chế.
PV
Kết quả kiểm tra Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Luật sư đợt 1 năm 2023