/ Pháp luật - Đời sống
/ Lồng ghép phòng, chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Lồng ghép phòng, chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

15/06/2021 08:05 |

(LSVN) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội.

Ảnh minh họa. 

Theo dự thảo, các biện pháp phòng, chống thiên tai được lựa chọn để lồng ghép gồm: Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động của thiên tai đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội; biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường; biện pháp xây dựng hệ thống hạ tầng kết hợp mục tiêu phòng, chống thiên tai.

Dự thảo nêu rõ việc lồng ghép các biện pháp phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch được thực hiện như sau: Bố trí, sắp xếp lại dân cư nhằm tránh những vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai lồng ghép vào định hướng, nhiệm vụ phát triển không gian kinh tế - xã hội; định hướng, nhiệm vụ phát triển hệ thống đô thị và nông thôn.

Điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, cơ cấu mùa vụ để bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai lồng ghép vào định hướng, nhiệm vụ sử dụng đất.

Đầu tư, nâng cấp và điều chỉnh công trình xây dựng có xem xét đến phòng, chống thiên tai lồng ghép vào định hướng, nhiệm vụ phát triển đô thị và nông thôn.

Đầu tư, nâng cấp các công trình phục vụ sản xuất và đời sống như giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước, đê điều, nơi neo đậu tàu thuyền có xem xét đến phòng chống, thiên tai lồng ghép vào định hướng, nhiệm vụ phát triển hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật. Đầu tư, nâng cấp các công trình chuyên dùng cho mục đích phòng, chống thiên tai.

Về lồng ghép vốn thực hiện, dự thảo quy định xác định rõ tổng nhu cầu vốn thực hiện các nội dung, khối lượng công việc của từng biện pháp được lồng ghép. Phân bổ tổng nhu cầu vốn và bố trí nguồn vốn để thực hiện từng biện pháp phòng, chống thiên tai được lồng ghép. Nhóm biện pháp công trình khi lồng ghép vào Kế hoạch có sử dụng ngân sách Nhà nước được lập thành danh mục dự án đầu tư theo quy trình lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm.

Nguồn vốn cho lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai bao gồm nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; Quỹ phòng, chống thiên tai; nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân; nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.

PHƯƠNG THẢO

Hợp đồng điện tử: Những ưu, nhược điểm mà doanh nghiệp cần biết

Lê Minh Hoàng