(LSO) -Tính đến 6h30 ngày 14/5, tổng số ca nhiễm trên toàn thế giới là 4,4 triệu người, trong đó, số ca tử vong là 297.583 người, tổng số ca được công bố khỏi bệnh là 1.654.876 ca.
Lý do Mỹ mua tên lửa chống hạm Nga
Mỹ không phát triển được mục tiêu mô phỏng tên lửa chống hạm siêu thanh Nga, buộc Lầu Năm Góc phải đặt mua mẫu Kh-31 do Moskva chế tạo.
Hải quân Mỹ hồi thập niên 1990 từng theo đuổi hàng loạt dự án phát triển mục tiêu bay có tốc độ cao và tính năng tương đồng tên lửa diệt hạm Nga, nhằm tìm cách khắc chế và huấn luyện binh sĩ trong điều kiện sát thực tế nhất có thể. Dù vậy, các dự án lần lượt thất bại, khiến Lầu Năm Góc phải đặt mua mục tiêu bay MA-31 được Nga phát triển từ nền tảng tên lửa siêu thanh chiến thuật Kh-31.
Tên lửa Kh-31 được viện thiết kế Zvezda-Strela của Liên Xô phát triển từ cuối thập niên 1970 với mục tiêu cho ra đời tên lửa diệt radar có thể đối phó với những vũ khí tối tân của Mỹ khi đó như tổ hợp phòng không Patriot và hệ thống lá chắn Aegis.
Nguyên mẫu Kh-31 đầu tiên được phóng thử năm 1982 và đưa vào biên chế sau đó 6 năm. Phiên bản hoàn chỉnh đầu tiên mang đầu dò thụ động chuyên diệt radar mang định danh Kh-31P, tiếp đó là biến thể chống hạm với đầu dò radar chủ động được gọi là Kh-31A.
Cả hai phiên bản được công khai năm 1991, không lâu trước khi Liên Xô tan rã. Nga sau đó liên tục cải tiến và cho ra đời các mẫu Kh-31 mới để sử dụng trong nước và xuất khẩu, trang bị cho nhiều mẫu chiến đấu cơ như Su-27SM, Su-30, Su-35S, MiG-29M và MiG-35.
Mọi biến thể Kh-31 đều dùng tẩng đẩy sơ cấp để đạt tốc độ vượt âm, sau đó kích hoạt động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet) để duy trì vận tốc siêu thanh trên toàn hành trình.
Kh-31P bay ở độ cao lớn để bám theo tín hiệu radar đối phương, cho phép nó đạt tốc độ hơn 4.300 km/h và tầm bắn 110 km, trong khi Kh-31A bay sát mặt biển, có tốc độ tối đa 3.300 km/h và tầm bắn 100 km. Các phiên bản hiện đại hóa có thể đánh trúng đích từ khoảng cách 160-250 km.
Dòng Kh-31 được coi là một trong những vũ khí chiến thuật nguy hiểm nhất đối với các khẩu đội Patriot và tàu chiến Mỹ, buộc Washington tìm phương án đối phó.
Hải quân Mỹ cuối thập niên 1970 khởi động dự án Mục tiêu Siêu thanh Độ cao nhỏ (SLAT) để kiểm tra năng lực tác chiến của lá chắn Aegis, sau khi gặp thất bại và phải hủy các chương trình ZBGM-90A và ZBQM-111A. Giải pháp tình thế là hoán cải các tên lửa phòng không RIM-8 Talos thành mục tiêu bay MQM-8G Vandal, nhưng chúng có tính năng kém xa yêu cầu và không mô phỏng được mối đe dọa từ tên lửa chống hạm siêu thanh Liên Xô.
Tập đoàn Martin Marietta được giao hợp đồng phát triển SLAT vào năm 1984 và cho ra đời nguyên mẫu YAQM-127A sử dụng động cơ ramjet. Tuy nhiên, quá trình thử nghiệm đã gặp hàng loạt vấn đề, chỉ có một lần thành công trong 6 đợt bắn thử giai đoạn 1987-1989. Hai đợt kiểm tra bổ sung vào tháng 11/1990 và tháng 5/1991 đều thất bại, khiến quốc hội Mỹ ra lệnh hủy chương trình.
Liên Xô tan rã đã tạo ra cơ hội hiếm có cho Mỹ, khi Lầu Năm Góc có thể mua hàng loạt thiết kế và vũ khí hoàn chỉnh từ Nga, Ukraine và Cộng đồng Các quốc gia Độc lập (SNG).
Năm 1995, tập đoàn McDonnell Douglas được hải quân Mỹ giao hợp đồng mua và chỉnh sửa tên lửa chống hạm Kh-31A để so sánh với yêu cầu của dự án Mục tiêu Bám biển Siêu thanh (SSST). Tập đoàn này đã bắt tay với Zvezda-Strela để phát triển mục tiêu bay mang định danh MA-31.
McDonnell Douglas mua thân và động cơ tên lửa Kh-31, vốn bị tháo bỏ đầu nổ và hệ thống dẫn bắn, sau đó lắp thiết bị để biến nó thành mục tiêu bay. Phiên bản MA-31 hoàn chỉnh được trang bị hệ thống Phi công Tự động Điều khiển từ xa (URAP), bộ phát tín hiệu, trang thiết bị đo tham số bay và bộ phận tự hủy ở mũi.
Các mục tiêu bay MA-31 có tính năng kỹ chiến thuật giống hệt tên lửa Kh-31 trong biên chế Nga, có thể bay theo quỹ đạo chống hạm hoặc diệt radar theo yêu cầu. Chúng đủ sức thực hiện các động tác cơ động phức tạp trong khi vẫn duy trì tốc độ siêu thanh ở sát mặt biển.
Boeing sáp nhập McDonnell Douglas vào năm 1997 và duy trì chương trình MA-31. Loại mục tiêu này đánh bại mẫu Sea Snake được Mỹ phát triển năm 1999, giúp Boeing giành hợp đồng chế tạo tổng cộng 34 quả đạn MA-31. Trong giai đoạn 1996-2003, tập đoàn này tiến hành 13 vụ phóng đạn MA-31 từ tiêm kích F-4 Phantom II. Ba quả gặp sự cố do hệ thống cấp điện hoặc URAP.
Tuy nhiên, thời đại của MA-31 cũng không kéo dài. Hải quân Mỹ muốn sở hữu thêm những mục tiêu bay siêu thanh có tầm bắn và độ chính xác cao hơn MA-31. Họ yêu cầu tập đoàn Orbital Sciences chế tạo mẫu tên lửa GQM-163A Coyote.
Nguyên mẫu Coyote đầu tiên bay thử năm 2004, cùng thời điểm Boeing ra mắt thiết kế MA-31PG, trong đó hệ thống URAP được thay bằng bộ dẫn đường vệ tinh tương tự bom JDAM. Boeing cũng nghiên cứu tổ hợp cho phép tiêm kích đa năng F-16 sử dụng đạn MA-31, tăng khả năng mô phỏng mối đe dọa cũng như mở rộng thị trường.
Nỗ lực này không thành công khi Tổng thống Nga Vladimir Putin áp lệnh hạn chế xuất khẩu vũ khí vào năm 2001, khiến quá trình bàn giao thiết bị cho Boeing bị chậm tiến độ. Tổng thống George W. Bush rút Mỹ khỏi Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo (ABM) cuối năm đó càng khiến quan hệ Moskva - Washington nguội lạnh. Đến năm 2005, Boeing chỉ chế tạo được 18 trong tổng số 34 quả đạn MA-31 theo hợp đồng.
Thành công của dự án GQM-163A đặt dấu chấm hết cho dòng MA-31. Hải quân Mỹ sử dụng hết mục tiêu bay MA-31 đã được bàn giao và kết thúc dự án vào năm 2007.
"Quan hệ song phương ngày càng xấu đi khiến Mỹ khó lòng mua thêm khí tài Nga trong tương lai gần. Dù vậy, dự án MA-31 vẫn cho thấy giai đoạn lịch sử thú vị khi hải quân Mỹ gặp khó khăn trong chế tạo mục tiêu mô phỏng vũ khí của đối thủ tiềm tàng và cuối cùng lại tìm đến chính nguồn gốc của mối đe dọa đó", chuyên gia quân sự Tyler Rogoway nhận xét.
Conrể ông Trump lấp lửng về khả năng lùi ngày bầu cử Tổng thống Mỹ
Theo luật Mỹ, bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra vào ngày3/11 năm nay, và chỉ Quốc hội Mỹ có quyền thay đổi lịch trình.
Trả lời phỏng vấn tạp chí Time, khi được hỏi liệu bầucử Mỹ có bị hoãn nếu Covid-19 bùng phát trở lại hay không, ông Kushner cho biết"không thể chắc chắn" về điều này.
Thậm chí vị con rể của Tổng thống Donald Trump còn lấplửng kiểu: "Tôi không chắc mình có được quyền nói về chuyện này không,nhưng đến lúc này thì đó là điều được dự tính".
Ông Kushner, Cố vấn cấp cao của Nhà Trắng, bày tỏ hyvọng rằng tình hình sẽ cải thiện vào tháng 9, 10 và 11, bởi Mỹ đã nỗ lực tiếnhành xét nghiệm, cùng nhiều biện pháp khác nhằm ngăn dịch Covid-19 bùng phát trởlại.
Cách trả lời lấp lửng của người được xem là"Phó tổng thống thứ hai của Mỹ" đã gây những phản ứng nhanh chóng.
Trong cuộc phỏng vấn sau đó với NBC News, ôngKushner tìm cách nói lại phát ngôn trước đó khi nhấn mạnh ông không tham giahay nắm được bất kỳ cuộc thảo luận nào về kế hoạch thay đổi ngày bầu cử.
Thời điểm diễn ra bầu cử Tổng thống Mỹ thành tâm điểmchú ý, sau khi các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn Covid-19 lây lan đã làm giánđoạn công tác hậu cần trên quy mô lớn, đồng thời làm dấy lên nguy cơ các cử triphải tránh các điểm bầu cử đông người.
Hiện cả Tổng thống Trump và ứng cử viên đảng Dân chủ,cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đều cho biết chưa có sự thay đổi nào về thời điểmbầu cử. Trong đa số các cuộc thăm dò, ông Biden đều đang dẫn trước Tổng thốngTrump.
Vào cuối tháng 4 vừa qua, ông Biden từng lên tiếncho rằng ông Trump đang tìm mọi cách lùi ngày bầu cử.
Đáp lại, ông Trump nói chẳng có lý do gì để phải làmđiều đó.
Phápnâng cấp tàu chiến cho Đài Loan, Trung Quốc lên tiếng đe dọa
"Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại sâu sắc vấn đềnày với Pháp", Bộ Ngoại giao Trung Quốc trả lời hãng thông tấn AFP ngày12/5.
"Chúng tôi phản đối tất cả các giao dịch bán vũkhí hoặc trao đổi quân sự và an ninh với Đài Loan. Chúng tôi kêu gọi Pháp hủy bỏviệc bán vũ khí theo kế hoạch cho Đài Loan để tránh làm tổn hại đến quan hệTrung - Pháp", Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh.
Trong một tuyên bố ngày 13/5, Bộ Ngoại giao Pháp nhấnmạnh Paris tôn trọng nguyên tắc "Một Trung Quốc" nhưng sẽ không thayđổi các thỏa thuận hợp đồng đã có với Đài Loan.
Pháp đã bán 6 tàu hộ vệ tên lửa lớp Lafayette choĐài Loan với giá 2,8 tỉ USD vào năm 1991, khiến quan hệ ngoại giao giữa hai nướcbị đóng băng một thời gian. Xét về thời gian sử dụng, các tàu này hiện đã trên25 năm tuổi và khá lạc hậu so với các tàu chiến cùng loại của hải quân Trung Quốc.
Một nguồn thạo tin trong cơ quan quốc phòng Đài Loancho biết Đài Bắc đã lên kế hoạch hiện đại hóa các tàu chiến trên dưới sự giúp đỡcủa Pháp.
Quá trình hiện đại hóa bao gồm lắp đặt hệ thốngphóng mồi bẫy nhiệt Dagaie MK2 thuộc Tập đoàn DCI (Pháp). Giá trị hợp đồng dựkiến hơn 800 triệu đôla Đài Loan (khoảng 26,8 triệu USD).
Trung Quốc xem Đài Loan là một phần lãnh thổ khôngthể tách rời và yêu cầu các nước tôn trọng nguyên tắc "Một Trung Quốc".
Quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan trở nên căng thẳngkhi nhà lãnh đạo Thái Anh Văn lên cầm quyền từ năm 2016 đến nay. Dưới thời bàThái, lực lượng vũ trang Đài Loan được hiện đại hóa mạnh mẽ, bao gồm các hợp đồngmua mới tiêm kích F-16 và xe tăng M1A2 Abrams từ Mỹ.
Các hợp đồng này cũng vấp phải sự phản đối quyết liệttừ Bắc Kinh.
Phần lớn các tàu chiến chủ lực của Đài Loan là cáctàu chiến bị Mỹ loại biên và chuyển giao. Tàu chiến mặt nước mạnh nhất của hảiquân Đài Loan hiện nay là 4 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Kidd đượcchuyển giao từ Mỹ.
4 tàu này được chế tạo vào cuối thập niên 1970 và được chuyển giao cho Đài Loan năm 2003.
Sợ làn sóng Covid-19 thứ 2, Trung Quốc phong tỏa một phần thành phố Cát Lâm
Hãng AFP ngày 13/5 dẫn thông báo của chính quyền thành phố Cát Lâm (tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc) thông báo tạm ngưng tất cả dịch vụ xe buýt và chỉ cho phép người dân rời thành phố nếu xét nghiệm âm tính với Covid-19.
Bên cạnh đó, chính quyền thành phố quyết định đóng cửa lập tức tất cả rạp chiếu phim, phòng tập gym, quán cà phê internet và các địa điểm giải trí trong nhà. Các tiệm thuốc phải báo cáo về tất cả thuốc hạ sốt và kháng virus được bán ra.
Chính quyền thành phố cũng đóng cửa các trường học, đóng cửa một phần biên giới và giới hạn đi lại tại một số tuyến giao thông do lo ngại làn sóng Covid-19 thứ 2. Thành phố Cát Lâm thuộc tỉnh cùng tên Cát Lâm - tỉnh có biên giới giáp với Nga và CHDCND Triều Tiên.
Thông báo được đưa ra sau khi cơ quan chức năng ghi nhận cụm lây nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh Covid-19 tại thị xã Thư Lan (thuộc thành phố Cát Lâm) kèm cảnh báo đưa ra ngày 13/5 về tình hình “cực kỳ nghiêm trọng và phức tạp với nguy cơ lây lan lớn”.
Thành phố này ghi nhận thêm 6 ca mắc Covid-19 vào ngày 13/5, tất cả đều liên quan đến ổ dịch tại Thư Lan, nâng tổng ca nhiễm lên 21. Trước đó, Thư Lan quyết định cấm các phương tiện giao thông công cộng rời khỏi thị trấn vào ngày 10/5.
Theo Đài CCTV, thành phố Cát Lâm cũng tạm ngưng các chuyến tàu điện tại ga chính từ sáng 13.5. Cũng từ ngày 13/5, học sinh sẽ học trực tuyến sau khi đến trường trở lại trong vài tuần qua khi tình hình Covid-19 cơ bản được khống chế.
LÂM HOÀNG (t/h)