(LSO) - Theo quy định của pháp luât hiện hành, lãi suất cho vay do hai bên thỏa thuận với nhau, nhưng không được vượt quá 20%/năm trên khoản tiền vay, tương ứng với 1.667%/tháng. Nếu vượt quá lãi suất này, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).
Liên quan đến vụ án Cố ý gây thương tích do cặp vợ chồng “đại gia” Dương Đường xảy ra ngày 30/3 được dư luận quan tâm gần đây, Công an tỉnh Thái Bình đang tiếp tục chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp VKSND tỉnh điều tra mở rộng vụ án. Theo đó, bên cạnh tội danh đã bị khởi tố, Đường “nhuệ” nhiều lần bị tố cáo liên quan đến việc cho vay nặng lãi.
Cụ thể, một số người tại Thái Bình tố cáo ông Đường hoạt động tín dụng đen, có hành vi đánh đập, phá hoại tài sản của họ nhưng không bị xử lý. Trong số đó, anh Nguyễn Văn Hà (SN 1989) cho biết, bố mẹ anh là ông bà Nguyễn Văn Lẫm, Phạm Thị Quyết từng vay hơn 1,7 tỉ đồng của Nguyễn Xuân Đường, hợp đồng không ghi lãi suất và thời hạn trả nợ nhưng thực tế, các bên thỏa thuận trả lãi 2.000 đồng/triệu/ngày. Sau đó, dù ông bà Lẫm, Quyết vẫn đang trả nợ nhưng ông Đường yêu cầu phải ủy quyền hoặc bán lại nhà xưởng Cty Lâm Quyết cho mình (giá trị khoảng 7 tỷ tồng). Do không được đồng ý, ngày 4/10/2017, ông Đường cho người tới nhà xưởng này để de dọa, đuổi người trông coi ra ngoài và ở lại đó đến ngày 19/10/2017.
Cho vay nặng lãi là hình thức cho vay tiền tín chấp với lãi suất cao. Vậy pháp luật quy định cụ thể về mức lãi suất cho vay và xử lý hành vi cho vay nặng lãi như thê nào?
Về nguyên tắc, lãi suất cho vay cụ thể sẽ do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, nhằm ngăn ngừa hiện tượng cho vay nặng lãi, bên cho vay lợi dụng lãi suất để thu lời bất chính thì mức lãi suất thỏa thuận bị giới hạn. Pháp luật hiện hành quy định về lãi suất thỏa thuận và trần lãi suất tại Điều 468 BLDS năm 2015.
Cụ thể, Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về lãi suất vay như sau: Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ. Như vậy, trường hợp của bạn lãi suất do các bên thỏa thuận và không được vượt quá: 20%/ năm của khoản tiền vay.
Có thể thấy, cácquy định về lãi suất trong BLDS năm 2015 đã tạo ra hành lang pháp lý an toàncho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ vay tài sản. Lãi suất vay là do chínhcác bên thỏa thuận, tuy nhiên, lãi suất cho vay không được quá 20%/năm (1,666%/tháng)của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có quy định khác.
Tại Điều 1 Quyết định số2416/QĐ-NHNN ngày 18/11/2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy đinh mức lãisuất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam theo quy định tại Khoản 2, Điều13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 như sau:
“1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài(trừ Quỹ Tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất chovay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 6,0%/năm.
2. Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi môáp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 7,0%/năm.”
Về cấu thành tội cho vay nặng lãi
Theo quy định Điều201 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định như sau:
''1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay vớilãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợibất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạmhành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tíchmà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặcphạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trởlên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặclàm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.''
Lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định trên tháng là: 5 lần x 1,666% = 8,33%. Như vậy, khi mức lãi suất cao hơn lãi suất cao nhất pháp luật quy định 5 lần trở lên thì cầu thành tội cho vay nặng lãi theo pháp luật hình sự. Mức cao nhất của khung hình phạt là 3 năm tù.
Vì vậy, để đảm bảo pháp luật đươc thực hiên nghiêm minh, tránh bỏ lọt tội phạm, cơ quan có thẩm quyền cần điều tra làm rõ về việc cho vay nặng lãi, tín dụng đen của vợ chồng Dương Đường. Nếu có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm thì cần sớm ra quyết định khởi tố vụ án.
THANH LOAN