/ Tích hợp văn bản mới
/ Một số tình huống cần lưu ý khi phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Một số tình huống cần lưu ý khi phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

29/08/2022 08:36 |

(LSVN) - Trường hợp người bệnh xác định nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm có thực hiện các thủ thuật tạo khí dung, nhân viên y tế mang tối đa phương tiện phục hồi chức năng gồm áo choàng, tấm che mặt, khẩu trang N95. Hạn chế bố trí người bệnh nghi ngờ đậu mùa khỉ ở chung buồng.

Ảnh minh họa.

Theo Hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã nêu rõ một số tình huống cần lưu ý. Cụ thể, về phòng ngừa lây nhiễm tại đơn vị cấp cứu:

- Bố trí các buồng, hoặc khu vực để sàng lọc, cách ly người xác định nhiễm và nghi ngờ nhiễm.

- Trong trường hợp người bệnh nghi nhiễm chưa thể sàng lọc được thì ưu tiên cấp cứu, thực hiện cách ly và áp dụng các biện pháp phòng ngừa như trường hợp xác định nhiễm và nghi ngờ nhiễm.

Trường hợp người bệnh xác định nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm có thực hiện các thủ thuật tạo khí dung, nhân viên y tế mang tối đa phương tiện phục hồi chức năng gồm áo choàng, tấm che mặt, khẩu trang N95. Hạn chế bố trí người bệnh nghi ngờ đậu mùa khỉ ở chung buồng.

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ có thai không được tiếp xúc với người xác định nhiễm, nghi ngờ nhiễm đậu mùa khỉ.

Nếu bị nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm đậu mùa khỉ phải được theo dõi thêm của bác sỹ chuyên khoa Sản. Nếu sản phụ sinh đẻ trong thời gian bị nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm đậu mùa khỉ, nhân viên y tế phải áp dụng tối đa các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm khi đỡ đẻ hoặc thực hiện các thủ thuật lấy thai.

Trẻ sơ sinh được sinh ra từ mẹ mắc bệnh đậu mùa khỉ cần được giám sát chặt chẽ để phát hiện kịp thời đậu mùa khỉ.

Người bệnh đang cho con bú

Cách ly mẹ và con trong giai đoạn bệnh đang tiến triển. Tạm dừng cho con bú trực tiếp trong giai đoạn bệnh đang tiến triển, nhưng vẫn có thể vắt sữa mẹ để nuôi dưỡng trẻ.

Người xác định nhiễm, nghi ngờ nhiễm có phẫu thuật hoặc một số thủ thuật đặc biệt

- Nhân viên y tế trực tiếp thực hiện phẫu thuật hoặc một số thủ thuật đặc biệt (lọc máu, siêu âm, nội soi…) ở ngoài khu vực cách ly cần mang tối đa phương tiện phục hồi chức năng gồm áo choàng, kính bảo hộ hoặc tấm che mặt, khẩu trang N95.

- Khu vực/buồng phẫu thuật, thực hiện thủ thuật và các phương tiện, dụng cụ, thiết bị phải được xử lý, vệ sinh, khử khuẩn ngay sau khi kết thúc.

MAI HUỆ

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Pháp lệnh xử phạt hành vi cản trở hoạt động tố tụng

Loan B T Thanh