(LSO) - Những ngày gần đây, chính sách hỗ trợ 62.000 tỉ đồng vừa được Thủ tướng ban hành và chưa có tiền lệ từ trước tới giờ đang thu hút sự chú ý từ xã hội. Tuy nhiên, chính sách này vừa ban hành, hiệu quả thì chưa thấy đâu nhưng tiêu cự thì đã đầy rẫy.
Trong quá trình thực hiện chi trả tiền hỗ trợ từ chính sách 62.000 tỉ đồng, tỉnh Thanh Hóa bỗng nhiên “nổi tiếng” cả nước khi địa phương này có hàng ngàn người dân làm đơn tự nguyện xin không nhận tiền hỗ trợ từ 62.000 tỉ của chính phủ.
Nhưng trên thực tế, có rất nhiều bất thường đã xảyra xung quanh vấn đề này, cũng như có những dấu hiệu của việc trục lợi chínhsách.
Dâncòn trình độ hạn chế, xã soạn sẵn đơn tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ Covid-19
Chiều ngày 12/5, bà Nguyễn Thị Thu – Trưởng Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn đã có hơn 300 hộ dân (hơn 1.000 nhân khẩu) đã ký đơn tự nguyện xin không nhận, hoặc trả lại tiền hỗ trợ do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng của Chính phủ.
Theo bà Thu, đa số những người ký vào đơn tình nguyệnkhông nhận tiền hỗ trợ đều trong diện hộ cận nghèo. Theo các hộ dân này, dù họđang còn nghèo, tuy nhiên, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thấynhiều hoàn cảnh khó khăn hơn, nên họ quyết định tự nguyện không nhân, hoặc trảlại tiền hỗ trợ, để dành cho những trường hợp khó khăn hơn.
Ông Phạm Việt Dũng – Chủ tịch UBND xã Quảng Hòa, huyệnQuảng Xương (Thanh Hóa) cũng cho hay, trong đợt này, trên địa bàn có hơn 900người thuộc các đối tượng như người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo và cậnnghèo được nhận tiền hỗ trợ, với số tiền hơn 1 tỉ đồng.
Trong số này, có 26 hộ cận nghèo (khoảng gần 100 khẩu)đã tự nguyện ký vào đơn không nhận tiền hỗ trợ do ảnh hưởng dịch Covid-19, đểgiảm gánh nặng cho Nhà nước, trong việc phòng, chống dịch bệnh.
Ông Phạm Văn Hùng – Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương cho biết, tính đến ngày 12/5, trên địa bàn xã đã có 39 hộ (165 khẩu) trong diện cận nghèo đã ký vào đơn tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ do dịch Covid-19, để ủng hộ lại Nhà nước chống dịch bệnh. Các trường hợp này, đều trong diện được nhận 750.000 đồng/khẩu.
“Tất cả những lá đơn người dân ký, đều được xã soạnsẵn nội dụng và để trống một số mục, khi hộ nào tự nguyện không nhận tiền hỗ trợthì điền thêm thông tin và ký nhận. Sau đó, gửi lên thôn, xã để đóng dấu xác nhận”– ông Hùng nói.
Lý giải về việc, tại sao xã Quảng Hòa, Quảng Lưu (huyện Quảng Xương) lại soạn sẵn các nội dung trong đơn mà không để người dân tự viết; đại diện lãnh đạo 2 đơn vị này cho hay.
Tại địa phương, nhiều người dân do trình độ còn hạn chế, khả năng viết còn kém nên đề nghị xã thảo mẫu đơn chung, sau đó, tất cả những trường hợp tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ điền thêm thông tin cá nhân và ký nhận.
Épbuộc “tự nguyện” người dân từ chối nhận tiền hỗ trợ?
Tại H. Tĩnh Gia (Thanh Hóa), có trường hợp người dân phản ánh có việc cán bộ thôn đi vận động người dân từ chối nhận tiền hỗ trợ.
Là người đồng ý ký vào đơn tự nguyện, nhưng thực chất, họ lại cho rằng bản thân là bị ép buộc “tự nguyện". Mặc dù mới có chủ trương gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng, nhưng Trưởng thôn Hạnh Phúc Lê Công Ngân đã khoe về thành tích đi vận động được hơn 20 hộ cận nghèo ký đơn không nhận tiền hỗ trợ.
Theo ông Ngân, cả thôn có 391 hộ, 1.219 nhân khẩu,trong đó có 17 hộ nghèo, 76 hộ cận nghèo. Những hộ cận nghèo ông đến vận động gầnnhư hộ nào cũng ký vào đơn được đánh máy sẵn.
Được biết, chị Nguyễn Thị Luyện (xóm 2, thôn Hạnh Phúc) được thuộc diện hộ cận nghèo. Thông qua báo, đài chị có nghe về gói hỗ trợ 62.000 tỉ. Ít hôm sau, chị thấy có đoàn của Trưởng thôn xuống nhà vận động cho gia đình ký đơn không nhận số tiền trên.
“Ông Ngân, Trưởng thôn còn nói nếu không đồng ý ký,xã sẽ về rà soát lại (đưa ra khỏi danh sách hộ cận nghèo)”, chị Luyện chia sẻ. Nghevậy, nhà chị Luyện đành phải ký dù không biết số tiền sẽ được hỗ trợ là baonhiêu.
Theo những người dân ở đây, sở dĩ họ phải ký vào đơnvì con cái họ đang đi học và còn vay vốn chính sách. Nếu bị cắt đi suất cậnnghèo, cuộc sống sẽ rất khó khăn.
Cũng tại đây, được biết, trưởng thôn chỉ ép được nhữnghộ cận nghèo đang có con cái học hành, vay vốn. Còn những hộ cận nghèo khác thìkhông đồng ý ký đơn.
Đơn cử như ở thôn Đồng Minh, số hộ cận nghèo lên đến78 hộ, trưởng thôn chỉ vận động được 6 trường hợp đồng ý.
“Trưởng thôn có đến nhà tôi vận động ký đơn ủng hộ lạisố tiền nhà nước hỗ trợ trong đợt dịch Covid-19 nhưng nhà tôi không đồng ý. Nhànước quan tâm hỗ trợ, chính quyền thôn, xã không chia sẻ với người dân lại đi vậnđộng trả lại", một người dân thôn Đồng Minh cho biết.
Chủ tịch UBND xã Hải Ninh Lê Đình Phương đã thừa nhận có việc vận động các hộ cận nghèo ký đơn không nhận tiền hỗ trợ của Chính phủ.
“Khi Chính phủ có chủ trương về gói 62.000 tỉ đồng cho người dân bị ảnh hưởng trong đợt Covid-19, huyện có công văn yêu cầu rà soát lại tất cả đối tượng. Nếu đối tượng nào (chủ yếu cận nghèo) không đủ điều kiện mà vẫn có trong danh sách thì đề nghị người ta làm đơn không nhận chế độ chính sách.
Xã rất khó xử lý. Vận động hộ cận nghèo không nhậntiền hỗ trợ là sai so với chủ trương, mà họ nhận tiền thì các hộ khó khăn khácsẽ thắc mắc”, ông Phương cho biết.
Theo Trưởng Phòng LĐTB - XH huyện Tĩnh Gia Hoàng KhắcĐạo, việc rà soát đối tượng sai là do thôn, xã. Dù thế nào thì huyện vẫn chi trảchế độ chính sách theo đúng danh sách.
Ngườinhà cán bộ lại vào danh sách hộ cận nghèo?
Theo kế hoạch của UBND tỉnh Thanh Hóa, từ ngày 8 –10/5, đồng loạt toàn tỉnh thực hiện việc chi trả tiền hỗ trợ của Chính phủ chocác nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, gồm: người có công vớicách mạng, người đang hưởng chế độ bảo trợ xã hội, hộ nghèo và hộ cận nghèo.
Tuy nhiên, khi người dân xã Thiệu Thành (H.ThiệuHóa, Thanh Hóa) xem bảng danh sách công khai hộ nghèo và cận nghèo được hưởngtiền hỗ trợ đã phát hiện có gia đình là cán bộ, lãnh đạo xã “lọt” vào danh sáchhộ cận nghèo để nhận tiền.
Điển hình như gia đình ông Hách Văn Thắng, Bí thư Đảngủy xã Thiệu Thành; ông Nguyễn Quốc Cường, Chủ tịch MTTQ VN xã Thiệu Thành…
Ngay khi vụ việc bị bại lộ, UBND H. Thiệu Hóa tiếnhành xác minh, đến ngày 15/5 thì xác định được 12 người không thuộc diện hộ cậnnghèo, nhưng có tên trong danh sách hộ cận nghèo. Trong đó, có 8 người tronggia đình cán bộ xã; 4 người còn lại là người dân.
Lộ“sáp nhập” hộ nghèo để đạt nông thôn mới
Chiều ngày 15/5, qua tiếp xúc với nhiều người dân xãThiệu Thành, còn phát hiện vấn đề nghiêm trọng hơn, khi thôn tiến hành “sáp nhập”các hộ nghèo lại với nhau.
Gia đình anh N.V.H (35 tuổi, ngụ tại thôn Thành Thượng,xã Thiệu Thành) có 4 khẩu (gồm vợ chồng anh H. và 2 người con) là hộ nghèo củaxã Thiệu Thành. Theo thông báo của địa phương, ngày 14/5, anh H. đến trụ sởUBND xã Thiệu Thành nhận tiền hỗ trợ, nhưng nhận được thông báo trường hợp giađình anh đang hoãn chi trả, vì “dính” vào việc “sáp nhập” hộ nghèo.
“Tôi quá bất ngờ khi nghe lời giải thích của cán bộ,là gia đình tôi nhập vào hộ nghèo khác, nên đang phải xem xét, rà soát lại. Rõràng nhà tôi là hộ nghèo riêng biệt, không hiểu sao lại nhập vào hộ nghèo khác.Đến giờ tôi cũng chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra, trong khi sổ hộ nghèo của giađình tôi vẫn còn đây”, anh H. bức xúc.
Thông tin từ một thành viên trong Ban Chỉ đạo xây dựngthôn nông thôn mới của thôn Thành Thượng cho biết, nguyên cớ là do để hoànthành các tiêu chí của thôn nông thôn mới, thì tỷ lệ hộ nghèo phải giảm xuống mức2,5% trở xuống, trong khi hiện thôn đang ở mức hơn 3%.
“Vì muốn đạt được tiêu chí hộ nghèo để thôn đượccông nhận thôn nông thôn mới, Ban Chỉ đạo xây dựng thôn nông thôn mới của thônđã họp, và họ làm bằng cách “sáp nhập” hộ nghèo lại với nhau. Thôn đang có 27 hộnghèo, thì đã sáp nhập lại còn 14 hộ, và đạt chỉ tiêu dưới 2,5% hộ nghèo. Vì thế,gia đình anh H. mới bị nhập vào hộ khác, để giảm số lượng hộ nghèo của thôn”,người này nói.
Ông Đào Hồng Quang, Trưởng phòng LĐTB - XH H. ThiệuHóa, xác nhận tình trạng kể trên ở xã Thiệu Thành. “Đối với hộ cận nghèo, thìphát hiện 12 người không đúng đối tượng, trong đó có 8 người là người nhà cán bộxã.
Riêng hộ nghèo thì đúng là có việc ở thôn Thành Thượng sáp nhập các hộ nghèo với nhau. Mục đích là để hoàn thành tiêu chí về đích nông thôn mới, đến khi chi trả tiền hỗ trợ của Chính phủ mới phát hiện ra. Chúng tôi đã yêu cầu xã phải rà soát rồi hộ nào trả về hộ đó và tiến hành trả tiền cho người dân”, ông Quang nói.
LÂM HOÀNG(t/h)