(LSO) -Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ cắt quan hệ với WHO vì cách tổ chức này xử lý Covid-19 và cáo buộc Trung Quốc "toàn quyền kiểm soát" họ. Tại Mỹ, sau đại dịch Covid-19, nhiều tiểu bang nước này tiếp tục bước vào giai đoạn tái mở cửa, dù các dự báo cho thấy số người tử vong vì Covid-19 sẽ leo mốc cao trong tương lai gần.
Mỹtuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ với WHO
“Vì họ không thực hiện các cải cách rất cần thiết đượcyêu cầu, hôm nay chúng tôi sẽ chấm dứt quan hệ với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)và chuyển khoản đóng góp dành cho tổ chức này sang các nhu cầu y tế công cộngtoàn cầu khẩn cấp khác xứng đáng hơn", Tổng thống Mỹ ngày 29/5 nói tại VườnHồng ở Nhà Trắng.
Trump nói rằng các quan chức Trung Quốc "phớt lờnghĩa vụ báo cáo" với WHO về Covid-19 và gây áp lực cho cơ quan này"đánh lừa thế giới". "Trung Quốc có toàn quyền kiểm soát với WHOmặc dù chỉ đóng góp 40 triệu USD, trong khi Mỹ chi 450 triệu USD một năm",ông nói thêm. "Thế giới cần những câu trả lời của Trung Quốc về virus.Chúng ta cần sự minh bạch".
Hiện chưa rõ khi nào quyết định của ông Trump sẽ có hiệu lực. Nghị quyết năm 1948 của quốc hội Mỹ về tư cách thành viên WHO viết rằng Mỹ "có quyền rút khỏi tổ chức nếu thông báo trước một năm". Mỹ là thành viên duy nhất có thể rút khỏi WHO một cách hợp pháp - đặc quyền mà Washington đã yêu cầu khi gia nhập tổ chức.
Ông Trump ngày 14/4 tuyên bố đình chỉ cấp ngân sách cho WHO với lý do tổ chức này thông đồng với Trung Quốc, che giấu tính nghiêm trọng của Covid-19 ở Trung Quốc, khiến nhiều quốc gia lãng phí thời gian quý báu để chuẩn bị ứng phó và trì hoãn quyết định hạn chế đi lại. Cả WHO và Trung Quốc đều bác bỏ những cáo buộc này, khẳng định đã minh bạch thông tin ngay từ đầu và kịp thời thông báo cho các nước.
Ngày 18/5, ông ra tối hậu thư, chỉ trích WHO là"con rối" của Trung Quốc, dọa dừng tài trợ vĩnh viễn trừ khi tổ chứcthực hiện "những cải tiến đáng kể" trong 30 ngày.
Số tiền các thành viên WHO phải đóng góp được tínhtoán dựa trên tiềm lực kinh tế và dân số. Mỹ chiếm khoảng 20% tổng ngân sách củaWHO trong hai năm qua, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào. Năm ngoái họ đã cấp ít nhất400 triệu USD. Ngoài ra, Washington hàng năm còn tự nguyện tài trợ hàng trămtriệu USD cho các chương trình cụ thể của WHO như chống bệnh bại liệt, HIV,viêm gan và bệnh lao. Theo trang web của WHO, Mỹ còn "nợ" tổ chức 200triệu USD đã cam kết đóng góp.
Mỹsau dấu mốc buồn giữa đại dịch Covid-19
“Chúng ta vừa chạm cột mốc rất buồn khi số người tửvong vì đại dịch Covid-19 đã vượt 100.000 người. Tôi xin gửi đến toàn thể cácgia đình và bạn bè của những người đã ra đi lời cảm thương chân thành và tìnhyêu, vì tất cả những điều mà những con người mạnh mẽ này đã tranh đấu và đại diện”,Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter tối ngày 28/5. Nội dung trên đượcông Trump đưa ra sau gần một ngày im lặng về dấu mốc đáng buồn của nước Mỹ.
Chỉ chưa đầy 4 tháng sau khi một phụ nữ ở bangCalifornia được xác nhận là người đầu tiên tử vong tại Mỹ vì Covid-19, con số tửvong tại nước này đến nay đã vượt hơn 101.000 người. Theo Reuters, cột mốc nàycao hơn rất nhiều so với các nước khác dù xét theo quy mô dân số thì tỷ lệ tửvong tại một số nước châu Âu cao hơn ở Mỹ.
New York là tiểu bang thiệt hại nặng nề nhất với gần30.000 người tử vong. Thống đốc Andrew Cuomo vừa ký ban hành quy định cho phépdoanh nghiệp tư nhân từ chối phục vụ cho những khách hàng không đeo khẩu trang.Tiếp theo đó, lần lượt là các bang New Jersey (hơn 11.000 ca tử vong),Massachusetts (hơn 6.600 ca tử vong) hay Pennsylvania, Michgan và Illinois (đềucó hơn 5.000 ca tử vong).
Tỷ lệ nhiễm mới được ghi nhận giữ mức ổn định ở nhiềutiểu bang, giảm xuống ở một số tiểu bang nhưng gia tăng ở hầu hết các bang miềnnam, theo CNN.
Trong khi đó, thủ đô Washington D.C hôm qua bắt đầunới lỏng quy định phong tỏa đối với một số nhà hàng, tiệm làm đẹp sau 14 ngàygiảm mức độ lây nhiễm trong cộng đồng. Tuy nhiên, Trung tâm kiểm soát và phòngngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cùng ngày cảnh báo số người tử vong vì Covid-19 tại Mỹcó thể vượt mốc 115.000 người vào ngày 20/6.
Để ứng phó với đại dịch, chính quyền liên bang cũngnhư các địa phương đã ban hành quy định phong tỏa, đóng cửa kinh doanh, hạn chếgiao tiếp xã hội. Vài tuần gần đây, toàn bộ các bang đã dỡ bỏ một vài trong sốnhững quy định nêu trên, trong đó một số bang đẩy nhanh tiến trình khôi phục hoạtđộng kinh tế, bất chấp những cảnh báo của giới chuyên gia y tế.
Đài CNBC trích dẫn số liệu mới nhất cho thấy có thêm2,12 triệu lao động nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ trong tuần trước,nâng tổng số lượng tính từ khi đại dịch xảy ra lên đến gần 41 triệu người.
CNN hôm qua dẫn lời một số quan chức cấp cao cho biếttổ chuyên trách chống dịch Covid-19 của Nhà Trắng gần như bị gạt qua một bêntrong bối cảnh chính quyền Tổng thống Trump tập trung tái mở cửa nền kinh tế.
Với thành viên là các chuyên gia y tế và các quan chứccấp cao do Phó tổng thống Mike Pence lãnh đạo, tổ chuyên trách đã giảm tần suấthọp từ mỗi ngày một lần trong thời điểm đỉnh dịch đến nay chỉ còn mỗi tuần mộtlần.
Với thành viên là các chuyên gia y tế và các quan chức cấp cao do Phó tổng thống Mike Pence lãnh đạo, tổ chuyên trách đã giảm tần suất họp từ mỗi ngày một lần trong thời điểm đỉnh dịch đến nay chỉ còn mỗi tuần một lần.
LÂM HOÀNG (t/h)