/ Tin thế giới
/ Mỹ chứng kiến sự tăng vọt về người nhiễm, Australia nỗ lực ngăn chặn Covid-19 tại bệnh viện

Mỹ chứng kiến sự tăng vọt về người nhiễm, Australia nỗ lực ngăn chặn Covid-19 tại bệnh viện

05/01/2021 18:07 |

(LSO) -Tính đến 15h chiều ngày 28/7/2020, tổng số ca nhiễm trên thế giới hiện nay đã lên tới hơn 11 triệu ca, trong đó, số ca tử vong là 536.841 ca.

Mỹ chứng kiến sự tăng vọt trong con số báo cáo về các trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2

Nhân viên y tế mặc trang phục bảo hộ trước khi điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Houston, Texas, Mỹ.

Theo số liệu thống kê của Đại học John Hopkins, nước Mỹ đã ghi nhận thêm 57.039 trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc bệnh ở nước này lên con số 2.635.603 trường hợp.

Không chỉ là quốc gia có số bệnh nhân Covid-19 đông nhất, Mỹ còn là nước chịu thiệt hại nặng nề nhất về người khi đã có 127.417 trường hợp tử vong do Covid-19. Riêng trong ngày 27/7, nước này xác nhận 679 ca tử vong.

Nước Mỹ đang chứng kiến sự tăng vọt trong con số báo cáo về các trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, đặc biệt là ở các bang miền Nam và miền Tây nước này như California, Texas, Alabama và Florida, sau khi tỉ lệ lây lan đã suy giảm vào cuối mùa Xuân.

Trước đó, ngày 26/7 là ngày thứ 12 liên tiếp nước này ghi nhận số trường hợp mắc bệnh vượt quá 60.000 người, thậm chí có những ngày ghi nhận hơn 70.000 ca. Cuối tuần trước, số ca tử vong được báo cáo trong 24 giờ tại Mỹ cũng đã vượt mức 1.000 ca trong 4 ngày liên tiếp.

Do tác động của đại dịch Covid-19, Thống đốc bang Texas - ông Greg Abbott ngày 27/7 đã quyết định kéo dài thời gian bỏ phiếu sớm cho cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới. Theo thông báo, việc bỏ phiếu sớm dưới hình thức trực tiếp tại bang này sẽ bắt đầu tiến hành từ ngày 13/10, thay vì ngày 19/10 như kế hoạch trước đó, và sẽ kéo dài cho đến hết ngày 30/10. Quyết định trên cũng gia hạn hiệu lực đối với hình thức bỏ phiếu qua thư.

Trong khi đó tại California, khu vực đang là điểm nóng trong làn sóng thứ hai về dịch Covid-19 tại Mỹ, số ca tử vong trung bình trong hai tuần qua là 109 người, và gần 8% số người được xét nghiệm cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Chính quyền bang này đã tạm ngừng các nỗ lực mở cửa trở lại nền kinh tế của mình, theo đó ra lệnh đóng cửa quán bar và các nhà hàng ăn khép kín, đồng thời đình chỉ hoạt động giảng dạy trực tiếp tại 37 hạt thuộc bang California - nơi có 93% dân số bang này sinh sống.

Thủ đô Washington của Mỹ cũng vừa ban hành quy định mới, theo đó mọi trường hợp từ 27 bang "có nguy cơ cao" về dịch bệnh đến Washington sẽ phải tự cách ly trong vòng 14 ngày. Theo Thị trưởng Muriel Bowser, những khu vực bị xếp loại có nguy cơ cao là những nơi có số ca nhiễm mới dao động từ 10-100 người trong vòng 7 ngày. Các bang lân cận Washington là Maryland và Virginia được quy định này. Hiện Washington đã ghi nhận 11.780 trường hợp mắc Covid-19, trong đó có 581 ca tử vong.

Australia nỗ lực ngăn chặn Covid-19 tại các viện dưỡng lão tư nhân

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nghi mắc Covid-19 lên xe cứu thương tại bang Victoria, Australia ngày 27/7/2020.

Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrews cho biết trong số 6 trường hợp tử vong nói trên có 4 trường hợp trong các viện dưỡng lão tư nhân.

Ông Andrews cũng thông báo các bệnh viện công và tư ở thành phố Melbourne và khu vực Mitchell Shire - nơi đang áp dụng lệnh phong tỏa giai đoạn ba - sẽ ngừng thực hiện các phẫu thuật tự chọn, trừ một số trường hợp khẩn cấp nhất, để dành giường bệnh và nhân viên y tế cho việc chăm sóc bệnh nhân Covid-19.

Trước tình trạng số ca mắc Covid-19 đang bùng phát tại nhiều viện dưỡng lão, ông Andrews cho biết ông không còn tin tưởng số cơ sở tư nhân có thể bảo đảm an toàn dịch bệnh cho cư dân cao tuổi.

Tính đến ngày 28/7, đã có tới 769 ca mắc Covid-19 tại các viện dưỡng lão ở bang Victoria. Trong vài ngày qua, hơn 200 cư dân trong các viện dưỡng lão tư nhân đã được chuyển sang một số cơ sở y tế và bệnh viện để tránh lây nhiễm bệnh.

Thủ tướng Scott Morrison trong ngày 28/7 cũng đã cắt ngắn chuyến thị sát 3 ngày tại bang Queensland để tập trung vào việc hỗ trợ bang Victoria đối phó với tình trạng bùng phát dịch tại các viện dưỡng lão tư nhân ở bang Victoria, đặc biệt là vấn đề thiếu nhân lực.

Trong khi đó, bang New South Wales đã ghi nhận 14 ca mắc Covid-19 trong 24 giờ qua, bao gồm 6 trường hợp liên quan đến một lễ tang tại một nhà thờ Cơ đốc giáo tại khu vực Bankstown, phía Tây Nam thành phố Sydney. Giới chức y tế bang liên tục kêu gọi người dân đã từng đến các địa điểm công cộng, nhà hàng được xác đinh là các cụm dịch mới trong 2 tuần qua cần đi xét nghiệm ngay khi có các triệu chứng.

Ca mắc tăng cao kỷ lục, Hong Kong phạt gần 15 triệu đồng người không đeo khẩu trang

Người dân đeo khẩu trang tại một chợ cá Hong Kong ngày 25/7.

Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), Tổng Thư ký chính quyền Hong Kong - ông Trương Kiến Tông (Matthew Cheung) ngày 27/7 thông báo người dân bắt buộc đeo khẩu trang tại những tụ điểm công cộng cả ngoài trời lẫn trong nhà từ ngày 29/7. Bất kỳ ai vi phạm quy định sẽ bị phạt tới 5.000 đô-la Hong Kong. Những người có “lý do chính đáng” như gặp vấn đề về sức khỏe hay trẻ em dưới 2 tuổi sẽ được miễn trừ.

Ông Trương cũng cho biết Chính phủ Trung Quốc sẽ giúp địa phương xây dựng một bệnh viện dã chiến tương tự cơ sở Vũ Hán ở gần sân bay Hong Kong với sức chứa lên tới 2.000 giường bệnh.

Lệnh cấm được ban hành trong bối cảnh Hong Kong lo ngại đối phó với làn sóng Covid-19 thứ ba và nguồn lây lan dịch bệnh chưa được xác định. Ngày 27/7, giới chức Hong Kong ghi nhận trên 100 ca mắc mới trong ngày thứ 6 liên tiếp, đưa tổng số ca mắc Covid-19 tại đây lên tới trên 2.700 trường hợp.

Trước khi số liệu hôm 27/7 được công bố, theo ông Trương, trong 14 ngày qua, Hong Kong ghi nhận 1.163 ca mắc mới, trong đó 492 ca không xác định được nguồn lây nhiễm.

Chính quyền Hong Kong đã thắt chặt các quy định phòng ngừa mới, hạn chế tụ tập nơi công cộng không quá 4 người. Khi được hỏi tại sao thành phố không phong tỏa hoàn toàn, như những khu vực khác, Tổng Thư ký Trương giải thích lệnh cấm đó quá bất tiện và nghĩ rằng các biện pháp hiện hành là hợp lý.

Cơ quan Y tế Hong Kong cho biết dự định mở rộng xét nghiệm tại 300 khu chợ và khoản 14.000 điểm xét nghiệm lưu động trên xe.

Mặc dù phần lớn người dân Hong Kong sẵn sàng đeo khẩu trang ở nơi công cộng kể từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát vào đầu năm nay, phương pháp đeo khẩu trang vẫn luôn là vấn đề gây tranh cãi và bị chính trị hóa ở nhiều nước khác trên thế giới.

Tại Mỹ và một số quốc gia, nhiều nhà chính trị cấp cao tỏ ý không đồng tình với việc sử dụng khẩu trang để phòng dịch mặc dù có các bằng chứng cho thấy khẩu trang bảo vệ cả người đeo và những người khác khỏi virus SARS-CoV-2.

LÂM HOÀNG(t/h)

/vaccine-chong-covid-19-co-the-duoc-my-cho-ra-mat-vao-cuoi-nam-2020.html