(LSO) -Được biết, dự luật đề xuất cấm các công ty nước ngoài niêm yết trên sàn chứng khoán tại Mỹ nếu sai phạm về quy định kiểm toán trong 3 năm liên tiếp hoặc không khai báo tình trạng sở hữu nhà nước.
Mỹsiết quy định niêm yết trên sàn chứng khoán đối với các công ty Trung Quốc
Hãng Reuters ngày 21/5 đưa tin, Thượng viện Mỹ vừathông qua dự luật có thể ngăn chặn các công ty Trung Quốc niêm yết trên sàn chứngkhoán nếu không tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn kiểm toán.
Theo đó, các công ty bị cấm niêm yết tại Mỹ nếu saiphạm về quy định kiểm toán của Ủy ban Giám sát kế toán các công ty đại chúng tạiMỹ (PCAOB) trong 3 năm liên tiếp.
Các công ty cũng sẽ phải công khai nếu thuộc sở hữuhoặc kiểm soát bởi chính phủ nước ngoài.
Giới quan sát nhận định dự luật nhằm vào Trung Quốc,dù áp dụng đối với tất cả các nước. Thượng nghị sĩ Chris Van Hollen cho rằngcác công ty Trung Quốc từ lâu đã không tuân thủ quy định của Mỹ, gây ảnh hưởngđến giới đầu tư.
Thượng nghị sĩ John Kennedy cho rằng nhiều thị trườngtrên thế giới vẫn cởi mở với tình trạng gian lận nhưng Mỹ không thể nằm trong sốđó. Ông cáo buộc Trung Quốc “gian lận mọi lúc”.
Bước tiếp theo, dự luật này với các điều khoản siếtquy định về niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ sẽ được bỏ phiếu thông qua tại Hạviện trước khi Tổng thống Donald Trump ký ban hành.
Mỹlập mạng lưới vệ tinh theo dõi vũ khí siêu thanh của Nga, Trung Quốc
Báo South China Morning Post ngày 21/5 đưa tin, Mỹcó kế hoạch phóng 150 vệ tinh có thể theo dõi các vũ khí siêu thanh lên quỹ đạovào năm 2024, một động thái mà theo giới quan sát là giúp Lầu Năm Góc kiểm soátcác tài sản trong không gian và theo dõi chặt các hoạt động của Trung Quốc.
Theo một bản dự thảo đề nghị mời thầu được Cơ quanPhát triển vũ trụ (SDA) của Lầu Năm Góc công bố tuần trước, họ đang tìm một nhàthầu để thiết kế và chế tạo 8 vệ tinh với các cảm biến hồng ngoại để theo dõicác vũ khí siêu thanh.
Các vệ tinh này sẽ là một phần trong nhóm 20 vệ tinhđầu tiên của cơ quan này có thể sẵn sàng sử dụng vào năm 2022. Đây là bước đầutiên hướng tới mục tiêu đưa 150 vệ tinh liên kết với nhau lên hoạt động trongquỹ đạo trái đất tầm thấp.
Thông tin trên được công bố sau khi Cơ quan phòng thủtên lửa (MDA) của Mỹ hồi tháng 2 công bố một bản dự thảo đề nghị mời thầu, theođó cho biết họ đang muốn thiết kế và chế tạo một tên lửa đánh chặn để đối phócác mối đe dọa từ vũ khí siêu thanh.
He Qi Song, một chuyên gia vũ trụ tại Đại học Khoa họcchính trị và luật Thượng Hải, cho biết kế hoạch phóng vệ tinh trên sẽ giúp quânđội Mỹ giám sát các vũ khí do hai đối thủ chính là Trung Quốc và Nga phát triển.
"Mạng lưới 150 vệ tinh này nằm một phần trong kếhoạch của Mỹ nhằm phóng hơn 42.000 vệ tinh vào không gian để giám sát mọi thứ -gồm vũ khí siêu thanh, vũ khí tấn công vệ tinh và các công nghệ tối tân khác -do Trung Quốc và Nga sở hữu" - chuyên gia He nói.
Ông He nói thêm: "Với sự trợ giúp của mạng lướivệ tinh theo dõi của SDA, Cơ quan phòng thủ tên lửa MDA sẽ càng có khả năngđánh chặn tất cả vũ khí trên không do Trung Quốc và Nga phóng".
Chuyên gia này nói rằng SDA có thể sẽ hợp tác với Tậpđoàn Công nghệ khai phá không gian (SpaceX) của Mỹ để thực hiện chương trình vệtinh của họ và rằng mạng lưới vệ tinh của SDA có thể là một phần trong chiến lượcphòng thủ tên lửa của Tổng thống Trump đã được tiết lộ hồi năm ngoái.
Nhằm giúp Mỹ duy trì ưu thế trong không gian, lực lượngvũ trụ Mỹ đã được lập ra hồi tháng 12 năm ngoái. Đây là quân chủng thứ 6 của Mỹ.
Ngày 15/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã giới thiệucờ của quân chủng này và cho biết Mỹ đang phát triển một "tên lửa thượng hạng",nhanh gấp 17 lần, để vượt mặt các đối thủ quân sự như Nga và Trung Quốc.
Mỹtuyên bố rút khỏi hiệp ước Bầu trời mở
Được biết, Chính phủ Mỹ tuyên bố rút khỏi hiệp ước Bầutrời mở cho phép các chuyến bay giám sát đối với 35 nước tham gia, lấy lý doNga nhiều lần vi phạm điều khoản.
Theo Reuters ngày 21/5, các quan chức chính phủ Mỹcho biết việc rút khỏi hiệp ước Bầu trời mở sẽ chính thức diễn ra trong vòngsáu tháng tới, tuân thủ điều khoản về rút lui.
Các quan chức đề nghị giấu tên nói với một nhómphóng viên rằng quyết định được đưa ra sau khi chính phủ Mỹ đã tiến hành đánhgiá trong 6 tháng, phát hiện nhiều trường hợp Nga không tuân thủ hiệp ước Bầutrời mở.
"Trong quá trình đánh giá, mọi thứ trở nên rõràng rằng Mỹ không còn lợi ích khi tham gia hiệp ước Bầu trời mở. Nga vi phạmvà thực thi hiệp ước theo những cách làm gia tăng mối đe dọa quân sự chống lạiMỹ và đồng minh”, một quan chức Mỹ lưu ý.
Hiệp ước Bầu trời mở do Tổng thống Mỹ lúc đó DwightEisenhower đề xuất hồi năm 1955 và sau đó được ký kết vào năm 1992, bắt đầu cóhiệu lực từ năm 2002. Có 35 quốc gia tham gia Hiệp ước Bầu trời mở.
Đây là động thái mới nhất của chính phủ Tổng thốngDonald Trump nhằm rút Mỹ khỏi một hiệp ước toàn cầu, sau khi rút khỏi Hiệp ướcLực lượng hạt nhân tầm trung với Nga vào năm ngoái.
Trong những ngày gần đây, phía Mỹ đã bắt đầu thảo luậnvề xúc tiến vòng đàm phán hạt nhân mới với Nga.
"Mục tiêu là thúc đẩy hình thành các biện pháp mới nhằm kiểm soát vũ khí hạt nhân. Điều này giúp tạo điều kiện cho Nga tuân thủ những thỏa thuận mới trong tương lai. Mỹ cam kết kiểm soát vũ khí và cam kết bảo vệ châu Âu", một quan chức Mỹ nói.
LÂM HOÀNG(t/h)