Ảnh minh họa.
Theo đó, Kế hoạch đưa ra 5 nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội như sau:
Thứ nhất là điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng: Điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tích cực quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Điều hành tín dụng đáp ứng kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Đặc biệt là triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 02 năm 2022 - 2023 thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đối với các khoản vay thương mại cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Nghiên cứu để giữ ổn định tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn; miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán.
Thứ hai là tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank); bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng và tiếp tục xử lý nợ xấu.
Thứ ba là triển khai chính sách hỗ trợ thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội.
Thứ tư là hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công thuộc lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
Cuối cùng là phối hợp với các bộ, cơ quan triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chung.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
PV
Hướng dẫn tạm thời về tổ chức chuyến bay nội địa chở khách thường lệ