LSVNO – Người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 10-15 triệu đồng nếu không trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật, để người lao động tự lo bảo hiểm.
Theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP, ngày 01/3/2020 quy định về xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người laođộng Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Tại điểm b khoản 2 Điều 29 Nghị định này quy định, phạt tiềntừ 10-15 triệu đồng đối với người sử dụng lao động vi phạm một trong các hànhvi sau:
- Không trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểmxã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật, để người lao động tự lo bảohiểm;
- Phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với hành vi người sử dụnglao động giữ bản chính giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình (điểm akhoản 2).
Mức phạt trên cũng áp dụng đối với người sử dụng lao động cóhành vi thuê người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại vànguy hiểm tới sức khỏe người lao động cao tuổi theo quy định (Điều 30).
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 29 quy định xử phạt cảnh cáo đối vớingười sử dụng lao động khi có những hành vi:
- Không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúpviệc gia đình;
- Không trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc giađình thôi việc về nơi cư trú; trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứthợp đồng lao động trước thời hạn.
Ngoài việc bị phạt cảnh cáo, người sử dụng lao động còn buộcphải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình.
Đối với hành vi không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bảnvới người giúp việc gia đình, người sử dụng lao động buộc phải trả đủ tiền tàuxe đi đường cho người giúp việc gia đình khi người giúp việc thôi việc về nơicư trú (khoản 3 Điều 29).
Nghị định 28/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/4/2020.
Hạ Lâm