Luật sư Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS.
Việc người được bồi thường về đất chết đi không phải là một căn cứ để tước đi quyền lợi của họ, theo Điều 82 Luật Đất đai 2013, chỉ một số trường hợp theo quy định pháp luật chẳng hạn như đât đai bị thu hồi do vi phạm pháp luật đât đai hoặc đất không có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mới không được đền bù.
Theo Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định di sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết hoặc phần tài sản nằm trong khối tài sản chung với người khác. Quyền sử dụng dất đai cũng được coi là tài sản có thể thừa kế, trong trường hợp đất đai đó bị thu hồi mà những người thừa kế hợp pháp không được hưởng phần tiền bồi thường là điều không hợp lý, trái với quy định pháp luật hiện hành.
Khi người được bồi thường chết đi, số tiền đền bù lúc này được xem như là di sản thừa kế. Ngiễm nhiên, trường hợp người sử dụng đất không có người thừa kế, di sản của người này sẽ bị Nhà nước thu hồi. Trường hợp này thì cơ quan mà có trách nhiệm đền bù cho người dân có thể phải nộp tiền vào công quỹ hoặc không phải đền bù, tuỳ thuộc vào trường hợp cơ quan thu hồi đất có phải là một chủ thể thuộc quản lí của nhà nước hay không. Trường hợp mà người sở hữu quyền sử dụng đất có người thừa kế, đương nhiên những người thừa kế này có quyền yêu cầu nhận được di sản của người đã mất.
Như vậy trường hợp người bác của bạn vẫn còn người thừa kế, việc không đền bù cho người sử dụng đất chỉ xảy ra trong hai trường hợp:
- Người đã chết không thuộc đối tượng được đền bù đối với đất bị thu hồi;
- Những người thừa kế từ chối nhận di sản của người đã chết.
Như vậy, trong trường hợp người đã chết thuộc đối tượng đủ điều kiện để được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất thì người thân có quyền nhận khoản tiền đền bù theo quy định của pháp luật.
Luật sư NGUYỄN VĂN TUẤN
Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS
Trách nhiệm hình sự của pháp nhân khi vi phạm quy định phòng chống dịch