/ Tích hợp văn bản mới
/ Người Trung Quốc ‘lập xóm, lập phố’ tại địa phương, Bộ Công an nói gì?

Người Trung Quốc ‘lập xóm, lập phố’ tại địa phương, Bộ Công an nói gì?

05/01/2021 18:03 |

(LSO) - Kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội sau kỳ họp thứ 8 về tình trạng người nước ngoài, nhất là người Trung Quốc đang “lập xóm, lập phố” tại một vài địa phương hiện rất đáng quan ngại. Trả lời vấn đề này, Bộ Công an nói đã và đang sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan đến người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, cùng với đó là trả lời cử tri về Luật Biểu tình.

Toàn cảnh phiên họp thứ 45 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn

NgườiTrung Quốc “lập xóm, lập phố” tại một số địa phương

Tập hợp trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hộisau kỳ họp thứ 8, Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, cử tritỉnh Bình Dương phản ánh hiện nay, tình trạng người nước ngoài, nhất là ngườiTrung Quốc “lập xóm, lập phố” tại một vài địa phương là rất đáng quan ngại.

Cử tri đề nghị cần quản lý chặt chẽ tình trạng ngườinước ngoài mua đất, sinh sống và làm việc tại Việt Nam, nhất là tại các khu dựán do Trung Quốc trúng thầu; du khách, người lao động đến từ Trung Quốc để đảmbảo chủ quyền quốc gia, an ninh khu vực.

Bộ Công an đã trả lời về câu chuyện này, trong nhữngnăm gần đây, được biết, nước ta có nhiều khu dự án kinh tế, thu hút một lượng lớnngười nước ngoài, nhất là người Trung Quốc nhập cảnh để xây dựng, làm việc. Tạicác khu dự án, chưa phát hiện tình hình phức tạp về an ninh, trật tự liên quanđến người nước ngoài.

Tuy nhiên, để bảo đảm an ninh, trật tự đối với cáchoạt động của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, Bộ Công an đã và đang phốihợp với các đơn vị chức năng nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bảnquy phạm pháp luật liên quan đến người nước ngoài cư trú tại Việt Nam.

Nhất là quy định về phân công, phân cấp trách nhiệmtrong Công an nhân dân, về công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú và hoạtđộng của người nước ngoài tại Việt Nam.

Đặc biệt, là đề xuất ban hành các văn bản quy địnhchi tiết, hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhập cảnh,xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam vừa được Quốc hộithông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.

Bộ cũng tham mưu ban hành và triển khai thực hiện Chỉthị số 01/CT-TTg ngày 4/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tácquản lý nhà nước đối với người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cưtrú và hoạt động tại Việt Nam, phòng ngừa, ngăn chặn việc người nước ngoài nhậpcảnh vào Việt Nam với mục đích hoạt động phạm tội.

Trong đó, tăng cường công tác nắm tình hình các cơ sởlưu trú có người nước ngoài tạm trú, các cơ sở có người nước ngoài đang lao động,làm việc các cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nướcngoài, casino; thực hiện nghiêm, quản lý chặt chẽ công tác cấp giấy chứng nhậnđủ điều kiện về an ninh, trật tự đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điềukiện liên quan đến người nước ngoài tại Việt Nam.

Công việc cũng được Bộ quan tâm là chấn chỉnh việc địnhkỳ rà soát, thống kê, lập danh sách, nắm chắc số người nước ngoài cư trú tại địabàn.

Thông qua quản lý người nước ngoài để nắm tin tức,tình hình liên quan đến an ninh, trật tự, kịp thời phát hiện những trường hợpcó biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội, vi phạm pháp luật Việt Nam và xử lýnghiêm theo quy định của pháp luật.

Trả lời cử tri về Luật biểu tình

Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biếtcử tri tỉnh Bình Thuận đã đề nghị xem xét sớm và trình Quốc hội ban hành LuậtBiểu tình để công dân thực hiện quyền của mình theo quy định của pháp luật.

Trả lời ý kiến này, Bộ Công an cho hay thực hiện chỉđạo của Chính phủ, Bộ Công an đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành tổngkết 10 năm thực hiện Nghị định số 38/2005 quy định một số biện pháp bảo đảm trậttự công cộng.

Bộ cũng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, khảo sát thựctế, nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia như Nga, Trung Quốc,Hàn Quốc, Thái Lan... để xây dựng dự án Luật Biểu tình. Đến nay, dự thảo luậtđã được các bộ, ngành tham gia ý kiến, Bộ Tư pháp thẩm định, các thành viênChính phủ cho ý kiến.

Tuy nhiên, theo Bộ Công an, vẫn còn nhiều vấn đề vướngmắc, chưa thống nhất cao về đối tượng áp dụng, những trường hợp không được tổchức, tham gia biểu tình, thẩm quyền cho đăng ký biểu tình...

Cạnh đó, dự án Luật Biểu tình có ảnh hưởng rất lớn đếnđời sống xã hội, được quần chúng nhân dân rất quan tâm nên cần phải được nghiêncứu kỹ, bảo đảm chất lượng, phù hợp với thực tiễn, không để các thế lực thù địch,phản động lợi dụng sự thiếu chặt chẽ của luật mà xuyên tạc, hoạt động chốngphá.

Mặt khác, để thực hiện có hiệu quả luật cần phảihoàn thiện các đạo luật có liên quan, như Luật Tình trạng khẩn cấp, Luật Quảnlý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ...

Do đó, Bộ Công an đã đề xuất và được Thủ tướng đồng ý báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép lùi thời gian trình dự thảo luật để có thêm thời gian nghiên cứu, thống nhất nội dung và hoàn thiện sau đó sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến theo quy định.

LÂM HOÀNG (t/h)

/29ha-dat-vang-xay-biet-thu-tai-da-nang-se-ra-sao.html