Đề xuất nguyên tắc kế toán đối với hoạt động xã hội, từ thiện
(LSVN) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến của nhân dân về dự thảo Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho các hoạt động xã hội, từ thiện.
Dự thảo Thông tư hướng dẫn việc thực hiện công tác kế toán đối với các hoạt động xã hội, từ thiện của tổ chức, đơn vị, cá nhân theo quy định của pháp luật; hướng dẫn kế toán áp dụng cho: Quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, các tổ chức, cơ quan, đơn vị và cá nhân thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện.
Ảnh minh họa.
Theo dự thảo, về nguyên tắc kế toán đối với hoạt động xã hội, từ thiện: Tất cả các tổ chức, cơ quan, đơn vị thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện có tổ chức bộ máy kế toán độc lập cho hoạt động này đều phải mở sổ kế toán ghi chép, hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập báo cáo tài chính đầy đủ, minh bạch theo quy định của Thông tư này.
Đối với các tổ chức, cơ quan, đơn vị thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện không tổ chức bộ máy kế toán độc lập cho hoạt động xã hội từ thiện thì phải hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của đơn vị.
Đơn vị phải mở sổ chi tiết để theo dõi riêng cho các hoạt động này, đảm bảo quản lý, sử dụng đúng mục đích. Hàng năm phải lập báo cáo cho hoạt động xã hội, từ thiện theo quy định, thực hiện công khai số liệu theo quy định của pháp luật, đồng thời phải thuyết minh riêng số liệu các hoạt động xã hội, từ thiện trên báo cáo tài chính của đơn vị minh bạch và rõ ràng.
Cá nhân thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện phải mở sổ ghi chép đầy đủ các khoản tiếp nhận và sử dụng cho mục đích xã hội từ thiện, lập báo cáo sau khi kết thúc đợt vận động theo quy định, đồng thời thực hiện công khai số liệu theo quy định của pháp luật.
Các tổ chức, cơ quan, đơn vị và cá nhân thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện phải chịu sự kiểm tra, giám sát về công tác kế toán của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật kế toán.
DUY ANH
Phân loại tội phạm theo Bộ luật Hình sự 2015
Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế bổ nhiệm chủ tịch mới
(LSVN) - Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) ngày 25/11 cho biết nhà ngoại giao Thụy Sĩ, bà Mirjana Spoljaric Egger đã được bổ nhiệm làm chủ tịch của tổ chức này thay thế ông Peter Maurer. Theo đó, bà Mirjana Spoljaric Egger sẽ là nữ chủ tịch đầu tiên của ICRC.
Bà Spoljaric Egger hiện là Trợ lý Tổng Thư ký Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP).
Bà sẽ giữ chức Chủ tịch ICRC khi chủ tịch đương nhiệm Peter Maurer từ chức vào tháng 9/2022.
Bà Mirjana Spoljaric Egger được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC). Ảnh: AFP/TTXVN.
Phát biểu sau khi được bổ nhiệm, bà Spoljaric Egger bày tỏ vinh dự được đảm nhiệm vị trí chủ tịch của tổ chức mà bà ngưỡng mộ từ lâu về sứ mệnh toàn cầu quan trọng và truyền cảm hứng. Bà cam kết: "Tôi sẽ nỗ lực nêu bật nhu cầu của những người bị tổn thương nhất và xứng đáng với những hoạt động tuyệt vời của ICRC trong những cuộc xung đột trên toàn thế giới".
Ông Maurer, người sẽ rời cương vị Chủ tịch IRCR sau 10 năm tại chức, hoan nghênh việc bổ nhiệm này, đồng thời nêu rõ bà Spoljaric Egger sẽ đem đến một tầm nhìn chiến lược, kinh nghiệm quốc tế tốt và hiểu biết ngoại giao rộng rãi trong chức vụ này.
Bà Spoljaric Egger trước đây từng giữ chức vụ người đứng đầu Vụ các tổ chức quốc tế và Liên hợp quốc của Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ và từng công tác ngoại giao tại Bern (Thụy Sỹ), Cairo (Ai Cập) và New York (Mỹ).
Bà có bằng thạc sĩ triết học, kinh tế và luật quốc tế.
THÚC ANH/TTXVN
Tòa án Ba Lan ra phát quyết về tranh cãi pháp lý với EU
Chuẩn bị xét xử cựu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung vụ chế phẩm Redoxy 3C
(LSVN) - Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vừa ra quyết định sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm cựu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung và đồng phạm trong vụ mua chế phẩm Redoxy 3C của Cộng hòa Liên bang Đức vào ngày 10/12 tới.
Dự kiến phiên tòa sẽ kéo dài trong 2 ngày.
Ra tòa với bị cáo Nguyễn Đức Chung (sinh năm 1967) còn có 2 bị cáo: Nguyễn Trường Giang (sinh năm 1984, nguyên Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dịch vụ Arktic - Công ty Arktic) và Võ Tiến Hùng (sinh năm 1967, nguyên Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội) cùng bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Ngày 10/12 sẽ xét xử cựu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung.
Hội đồng xét xử gồm 3 người: 1 thẩm phán, 2 hội thẩm nhân dân, do thẩm phán Trần Nam Hà (Phó Chánh Tòa Hình sự, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội) làm chủ tọa phiên tòa.
Hai kiểm sát viên của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội và một kiểm sát viên của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao (biệt phái về Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội trong thời gian diễn ra phiên xử) thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm tại phiên tòa.
Có 11 Luật sư sẽ tham gia bào chữa cho 3 bị cáo, trong đó riêng bị cáo Nguyễn Đức Chung có 5 Luật sư tham gia bào chữa.
Trong vụ án này, Hội đồng xét xử đã triệu tập đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội với tư cách là nguyên đơn dân sự. Tòa cũng triệu tập 5 cá nhân, tổ chức có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, trong đó có UBND thành phố Hà Nội, Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ Arktic, bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa (vợ bị cáo Nguyễn Đức Chung). Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Hoa là Luật sư Giang Hồng Thanh, thuộc Văn phòng Luật sư Giang Thanh - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Theo cáo trạng, để định hướng việc mua chế phẩm Redoxy 3C của Cộng hòa Liên bang Đức thay thế hóa chất đang sử dụng, từ tháng 5/2016, bị cáo Nguyễn Đức Chung đã cử Đoàn công tác đi Cộng hòa Liên bang Đức để làm việc, đàm phán, đặt hàng với Watch Water GmbH và quyết định lựa chọn chế phẩm Redoxy 3C.
Bị cáo Chung đã yêu cầu dừng việc xử lý ô nhiễm nước hồ theo công nghệ cũ khi chưa thực hiện thử nghiệm (quy trình thử nghiệm xử lý ô nhiễm nước hồ theo đề án trước đây quy định phải thử nghiệm 12 tháng) và chưa có cơ quan thẩm quyền đánh giá tính hiệu quả chế phẩm Redoxy 3C.
Thời điểm đó, bị cáo Nguyễn Trường Giang không phải là cán bộ của UBND thành phố Hà Nội, nhưng suốt quá trình đi thăm, làm việc, khảo sát, trao đổi, đàm phán với đối tác để sản xuất, sử dụng chế phẩm Redoxy 3C, bị cáo Giang được cựu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cử đi cùng như cán bộ của UBND thành phố Hà Nội. Việc này nhằm tạo vị thế cho bị cáo Giang để sau đó bị cáo Giang ký độc quyền nhập khẩu chế phẩm Redoxy 3C từ Watch Water GmnH và bán cho UBND thành phố Hà Nội do chính UBND thành phố Hà Nội đặt hàng.
Kết quả điều tra cho thấy, Công ty Arktic có vốn điều lệ 5 tỉ đồng, do ông Giang nắm 60% cổ phần, một cá nhân khác 40%. Tuy nhiên, cả hai người này đều đứng tên sở hữu cổ phần thay bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa - vợ bị cáo Chung.
Theo chỉ đạo của bị cáo Nguyễn Đức Chung, Công ty Arktic được độc quyền phân phối chế phẩm Redoxy. Từ năm 2016 đến 2019, công ty này đã ký 15 hợp đồng bán tổng cộng 489 tấn chế phẩm làm sạch nước cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội. Công ty Arktic mua lượng chế phẩm này từ hãng Watch Water với giá 115 tỉ đồng sau đó bán lại với giá 151 tỉ đồng, hưởng lợi 36 tỉ đồng.
DUY ANH
Khởi tố, bắt tạm giam Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức