Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Hiroshi Kajiyama nhấn mạnh, Hiệp định RCEP bao gồm một phần ba thương mại và dân số toàn cầu, sẽ trở thành "nền tảng của thương mại ở châu Á", để thiết lập một trật tự kinh tế “đáng mơ ước” trong khu vực thông qua việc thực hiện ổn định thỏa thuận này, mở đường cho việc phê chuẩn được thông qua sớm nhất tại Nhật Bản vào tháng 6 tới.
Hiệp định thương mại được ký kết vào tháng 11 năm ngoái, sẽ loại bỏ thuế quan đối với 91% hàng hóa và đặt ra các quy tắc chung về đầu tư, sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử. RCEP được kỳ vọng sẽ phục hồi các chuỗi cung ứng trong khu vực và trở nên hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp. Đây sẽ là hiệp định thương mại đầu tiên của Nhật Bản với cả Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất và Hàn Quốc, đối tác lớn thứ ba, vào thời điểm các cuộc đàm phán về hiệp định ba bên vẫn chưa được kết thúc. Hiệp định sẽ có hiệu lực sau khi 6 thành viên ASEAN và 3 trong số 5 quốc gia ngoài ASEAN phê chuẩn.
Trong hiệp định có một thỏa thuận đặc biệt đã được thực hiện để tạo điều kiện cho Ấn Độ quay trở lại, sau khi New Delhi, mặc dù là một trong những thành viên sáng lập, đã rút lui khỏi các cuộc đàm phán kể từ tháng 11/2019 trong bối cảnh lo ngại rằng thâm hụt thương mại với Trung Quốc sẽ tăng lên. Ấn Độ được miễn trừ khỏi một quy tắc dành cho các gia nhập mới vào RCEP trong 18 tháng sau khi hiệp định có hiệu lực.
YÊN CHI
RCEP – nhân tố thay đổi cuộc chơi trong nền kinh tế toàn cầu sau Covid-19