(LSO) - Ở người cao tuổi quá trình lão hóa khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, khi số lượng tế bào hệ miễn dịch giảm sẽ làm khả năng chống đỡ với nhiều loại tác nhân gây nhiễm cũng suy giảm, trong đó có vi rút Corona mới (SARS-CoV-2) - gây bệnh viêm phổi Covid-19...
Ngườicao tuổi dễ diễn tiến nặng, thậm chí tử vong,... khi mắc Covid-19
Trao đổi với phóng viên, Tiến sĩ - Bác sĩ Thân Hà Ngọc Thể (Trưởng Khoa Lão - Chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM) cho biết, khi người cao tuổi không may bị nhiễm Covid-19, dễ diễn tiến nặng và có nguy cơ dẫn đến tử vong.
Lý giải điều này, bác sĩ Thân Hà Ngọc Thể cho rằng, ở người quá trình lão hóa khiến hệ miễn dịch (hàng rào phòng chống nhiễm khuẩn cưa cơ thể) bị suy giảm. Số lượng tế bào hệ miễn dịch giảm làm khả năng chống đỡ với nhiều loại tác nhân gây nhiễm cũng suy giảm, trong đó có vi rút Corona mới (SARS-CoV-2) - gây bệnh viêm phổi Covid-19.
Bên cạnh đó, do tác nhân gây bệnh là vi rút nên để có thể khỏi bệnh, cơ thể phải tạo ra kháng thể chống lại, nhưng loại vi rút mới này chưa từng tiếp xúc cộng đồng trước đó nên cơ thể chưa tạo được kháng thể. Chính vì thế, cơ thể người cao tuổi nếu nhiễm vi rút SARS-CoV-2 sẽ có triệu chứng nặng hơn, cần nhiều thời gian hơn để loại vi rút ra khỏi cơ thể.
Ngoài ra, người cao tuổilại thường mắc nhiều bệnh mạn tính kèm theo như tăng huyết áp, bệnh tim thiếumáu cục bộ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn, đái tháo đường, rối loạn mỡmáu, bệnh thận mạn, ung thư, thoái hóa khớp, béo phì… Các bệnh lý này nếu khôngđược kiểm soát tốt sẽ dẫn đến tình trạng miễn dịch suy giảm hơn, do đó cơ thểchống đỡ kém hơn và dễ suy giảm chức năng các cơ quan hơn.
Đối với người cao tuổimắc nhiều bệnh lý và phải dùng nhiều loại thuốc, đặc biệt là dùng kéo dài thuốccó chứa corticosteroids, thuốc điều trị ung thư, thuốc gây ức chế hệ miễn dịch…cũng khiến hệ miễn dịch của họ càng giảm sút.
“Covid-19 lại là bệnh lây lan rất nhanh, một khi bị nhiễm Covid-19, người cao tuổi là đối tượng rất dễ bị tổn thương, nguy cơ rất cao dẫn đến diễn tiến nặng. Hệ miễn dịch là hàng rào bảo vệ đáp ứng đầu tiên khi cơ thể bị vi rút tấn công nhưng lại rất suy yếu ở người cao tuổi nên dễ dàng dẫn đến viêm phổi.
Viêm phổi tiến triển nặngsẽ nhanh chóng dẫn đến viêm toàn bộ đường hô hấp, gây khó thở nhiều, suy hô hấpcần phải thở máy, suy đa cơ quan cần phải chạy thận lọc máu. Do đó, người caotuổi có sức khỏe đã suy yếu rất khó vượt qua giai đoạn này để phục hồi”, Bác sĩThân Hà Ngọc Thể nói.
Do đó, người cao tuổi cầnthực hiện chế độ dinh dưỡng như sau để tăng sức đề kháng trong mùa dịch: Uống đủnước mỗi ngày; Ăn các loại thực phẩm giàu đạm; Bổ sung vitamin và khoáng chất,...
Nhữngviệc người cao tuổi cần làm để bảo vệ sức khỏe
Bác sĩ Thân Hà Ngọc Thểcho biết thêm, trong mùa dịch, người cao vẫn nên duy trì chế độ luyện tập đểtăng cường sức đề kháng. Thay vì ra công viên, người cao tuổi có thể tập thể dụctại nhà.
Nếu có nhà riêng, cósân vườn trồng cây kiểng, người cao tuổi có thể tập vào buổi sáng sớm hoặc chiềumát như bình thường; Có thể tham khảo các bài tập thể dục trên truyền hình,Thái cực quyền, yoga, thể dục nhịp điệu hay các bài tập thể dục khác tùy theokhả năng và lời khuyên của bác sĩ điều trị. Các bài tập có thể từ đơn giản đếnphức tạp, tùy vào khả năng và lứa tuổi, hoặc có thể nhờ huấn luyện viên, chuyênviên vật lý trị liệu tư vấn bài tập phù hợp với khả năng và sức khỏe củamình....
Với những người cao tuổikhông thể đi lại, người nhà nên hỗ trợ các bài tập vật lí trị liệu được hướng dẫnbởi các kỹ thuật viên tại bệnh viện. Các bài tập có thể đơn giản tại giường hoặcchung quanh phòng.
Ngoài ra, Bác sĩ Thân Hà Ngọc Thể khuyên: đối với người cao tuổi có các bệnh lý nền mạn tính, cần lưu ý thực hiện những lời khuyên sau để phòng, chống dịch hiệu quả:
- Phải tuân thủ chế độ điều trị các bệnh lý nền mạn tính một cách đều đặn: không được ngưng thuốc, chuẩn bị sẵn những thuốc thường dùng để sử dụng trong thời gian lâu dài.
- Tái khám: hạn chế tái khám tối đa trong mùa dịch, ít nhất 2 tháng/lần nếu tình trạng bệnh ổn định.
- Khám bệnh: trong trường hợp không thể trì hoãn như cần điều chỉnh thuốc, có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, người bệnh cao tuổi cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Liên hệ ngay trạm y tế phường xã, bác sĩ gia đình, nên chọn hình thức khám online.
- Nếu đi khám bệnh trực tiếp, nên chọn khám tại những cơ sở y tế có khả năng tầm soát và có những biện pháp phòng chống dịch tốt.
- Sử dụng phương tiện giao thông cá nhân khi đi khám bệnh.
- Đeo khẩu trang, sử dụng nước sát khuẩn tay thường xuyên, ít nhất 20 – 30 giây mỗi lần rửa tay, dùng mũ nón quần áo bảo hộ (nếu có điều kiện trang bị) trong khi đi khám bệnh.
- Nên hạn chế tối đa việc di chuyển, ngồi gần các người bệnh khác (cách xa ít nhất 2m hoặc 2 sải tay). Không đến những nơi đông người như căn tin, thang máy, nhà vệ sinh… nếu không thật sự cần thiết.
- Khi về nhà cởi bỏ ngay khẩu trang đã dùng, rửa tay và sát khuẩn tay, thay quần áo, giày dép…
Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng cần thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo quy định chung của Bộ Y tế như: lau rửa và sát trùng các bề mặt có thể tiếp xúc tay và mặt; rửa tay thường xuyên; tránh chạm tay chưa được rửa sạch lên mặt, mũi, miệng vì sẽ khiến virus có cơ hội xâm nhập vào cơ thể; đeo khẩu trang đúng cách khi ra khỏi nhà;... Thường xuyên vệ sinh, khử trùng nhà cửa, nhất là các bề mặt vật dụng tiếp xúc thường xuyên như phòng khách, phòng ngủ, nhà vệ sinh, tay nắm cửa…
Người thân trong gia đình cũng phải làm theo các hướng dẫn trên để vừa bảo vệ bản thân mình, vừa bảo vệ những người cao tuổi trong gia đình. Có bất kỳ thắc mắc nào về dịch bệnh nên gọi đường dây nóng của Bộ Y tế: 1900 9095 hoặc 1900 322.
KIM ĐỒNG